0965303836

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 7:30 - 22:00

Hệ thống điều khiển bằng khí nén như thế nào?

    Hệ thống điều khiển bằng khí nén như thế nào?

    I. Tìm hiểu, hệ thống điều khiển khí nén là gì?

    Để làm rõ mối liên hệ mật thiết này tôi sẽ chia thành 2 phần đó là khí nén và hệ thống khí nén, nhằm giúp quý khách hiểu rõ hơn về hệ thống khí nén này. Cùng nhau tìm hiểu sau đây nhé: 

    1. Khí nén là gì?

    Khí nén có tên gọi tiếng anh là Pneumatic. Ta có thể hiểu đơn giản khí nén là lượng không khí được nén lại bằng áp suất cao được sử dụng chủ yếu trong các bình tích khí nén và máy khí nén qua đó giúp truyền lưu lượng khí nén đi vào các thiết bị sử dụng có nhiệm vụ biến đổi năng lượng khí nén thành cơ năng làm cho hệ thống hoạt động. Khí nén được được ứng dụng nhiều trong hệ thống khí nén, nhành công nghiệp sản xuất thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, chế tạo sản xuất ô tô, y tế, cần nâng, cẩu...

    2. Hệ thống điều khiển khí nén là gì?

    Hệ thống điều khiển khí nén là một hệ thống lưu trữ năng lượng khí nén sau đó được nén lại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất hoạt động đời sống thường ngày. Một hệ thống khí nén bao gồm các thiết bị khí nén được liên kết với nhau đó là: Nguồn khí nén, bảng điều khiển, van điện từ khí nén, van bi điều khiển khí nén, van bướm điều khiển khí nén...Tuỳ thuộc vào nhu cầu công việc thì mỗi hệ thống làm việc đều có sự khác nhau, cấu trúc khác nhau và số lượng thiết bị không giốn nhau. 

    Hệ thống điều khiển khí nén

    II. Cấu tạo hệ thống khí nén

    Chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo hoàn chỉnh của một hệ thống điều khiển khí nén qua bài viết dưới đây nhé:

    • Máy khí nén: Có nhiều loại khác nhau như: Máy khí nén trục vít, máy khí nén ly tâm, máy khí nén piston, máy khí nén root...Đây là bộ phận quan trọng nhất để bắt đầu cho một hệ thống khí nén, chức năng của nó là làm tăng áp suất của chất khí và nén khí lại phục vụ cho quá trình hoạt động của thiết bị cùng hệ thống.
    • Ống dẫn khí: Ống dẫn khí nén có 2 dạng đó là ống dẫn khí nén cứng được làm bằng vật liệu kim loại gồm ( Ống khí bằng đồng, gang, thép, thép không gỉ) và ống dẫn khí nén mềm gồm (Nhựa PU, PE, PA...)
    • Bình tích khí nén: Được thiết kế thông dụng với hình bầu tròn dài, để chứa khí, tích khí nén khi chưa sử dụng. Tuỳ vào hệ thống lớn nhỏ và nhu cầu sử dụng mà ta lựa chọn loại bình tích có kích cỡ phù hợp, với thiết kế bằng kim loại có độ cứng chắc cao nên bình tích áp có thể chịu được áp ao. Ngoài ra bên trong bình được lắp thêm bộ tách nước giúp khí nén bên trong luôn ở chất lượng tốt.
    • Bộ lọc khí nén: Có nhiệm vụ lọc sạch bụi bẩn, hạt, chát, kim loại...để mang tới dòng khí nén sạch giúp thiết bị trong hệ thống hoạt động trơntru và ổn định.
    • Xy lanh khí nén: Là bộ phận truyền động khí nén giúp cung cấp động năng để thực hiện các động tác nâng kéo hay đóng/mở.
    • Van thuỷ lực + Van công nghiệp: Có nhiệm vụ thực hiện quá trình đóng/mở dòng khí, điều khiển lưu lượng khí nén để thực hiện tác vụ từ người điều khiển. Như: Van điện từ khí nén, van bi khí nén....

    Phụ kiện quan trọng khác: Để liên kết các thiết bị thành một hệ thống thì ta cần thêm các phụ kiện đó là khớp nối, ống xả, đồng hồ đo áp suất, đo lưu lượng, độ ẩm và nhiệt độ. 

    III. Các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống điều khiển khí nén

    Mỗi một hệ thống khí nén đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vậy chúng có những đăc điểm nào tiêu biểu và những hạn chế như thế nào? Cùng nhau tìm hiểu sau đây nhé:

    1. Ưu điểm của hệ thống điều khiển khí nén

    Các ưu điểm nổi bật của hệ thống khí nén đó là: 

    • Khả năng vận chuyển khí nén đi được xa, hiếm sảy ra hư hỏng, rò rỉ, tổn thất và ít bị ăn mòn.
    • Có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động dựa vào nguồn năng lượng khí nén truyền vào hệ thống.
    • Trong hệ thống khí nén có bình chứa khí nén, điều này giúp thuận lợi sử dụng khi hệ thống thiếu hụt lưu lượng khí nén trong quá trình hoạt động.
    • Sử dụng hệ thống khí nén có tốc độ làm việc nhanh, hiệu quả cao, có độ bền cao và có độ an toàn cao do không sảy ra cháy nổ.
    • Chi phí đầu tư không quá cao, được dùng nhiều nhất ở hộ gia đình cũng như trong công nghiệp sản xuất.
    • Sự an toàn của quá trình sử dụng hệ thống khí nén là một điểm đặc biệt, bởi nó không gây hại tới môi trường, thân thiện và có thể sử dụng xuyên xuốt hàng trục năm.

    2. Những nhược điểm của hệ thống điều khiển khí nén

    • Trong quá trình hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn khá lớn.
    • Do hệ thống khá phức tạp nên cần có kỹ thuật để hướng dẫn lắp đặt và vận hành đúng nhu cầu sử dụng.

    IV. Công thức tính áp suất trong hệ thống điều khiển khí nén

    - Ta có công thức áp dụng: P = dF/ds

    - Trong đó:

    • P: Áp suất
    • F: Lực tác đụng
    • S: Tiết diện

    Đơn vị trong hệ thống điều khiển khí nén: 1bar = 0.1 MPa = 1.02 kgf/cm2. Qua đó ta có thể tính áp suất trong hệ thống điều khiển khí nén đơn giản như sau: Áp sẽ bẳng tổng lực tác dụng chia cho tổng tiết diện.

    V. Ứng dụng của hệ thống điều khiển khí nén

    Hiện nay việc sử dụng hệ thống khí nén trong các lĩnh vực công nghệp sản xuất, chế biến, xây dựng, khải thác, lắp ráp cơ khí... Là điều không thể thiếu, vậy cụ thể hơn đó là ứng dụng cho:

    • Ứng dụng 1: Sử dụng cho trong nghành giao thông vận tải, xe khách, xe tải, tàu...
    • Ứng dụng 2: Sử dụng cho ngành y tế như máy khoan khí nén, máy điều chỉnh áp suất, máy khoan nha khoa...
    • Ứng dụng 3: Sử dụng cho thiết bị máy móc như máy khoan, bắn đinh và các loại van điều khiển khí nén...
    • Ứng dụng 4: Sử dụng cho hệ thống điều hoà không khí, hệ thống sưởi ấm...

    Ứng dụng hệ thống khí nén trong công nghiệp

    VI. Các loại van điều khiển khí nén sử dụng nhiều nhất hiện nay

    1. Van bi điều khiển khí nén

    • Van bi điều khiển khí nén Hàn Quốc
    • Van bi điều khiển khí nén Trung Quốc
    • Van bi điều khiển khí nén Đài Loan
    • Van bi điều khiển khí nén Nhật Bản
    • Van bi inox điều khiển khí nén
    • Van bi gang điều khiển khí nén
    • Van bi đồng điều khiển khí nén
    • Van bi nhựa điều khiển khí nén
    • Van bi điều khiển khí nén
    • Van bi điều khiển khí nén tuyến tính
    • Van bi điều khiển khí nén ON/OFF

    Van bi điều khiển khí nén

    - Xem thêm chi tiết: Van bi điều khiển khí nén

    2. Van bướm điều khiển khí nén

    • Van bướm gang điều khiển khí nén
    • Van bướm Inox điều khiển khí nén
    • Van bướm thép điều khiển khí nén
    • Van bướm nhựa điều khiển khí nén
    • Van bướm điều khiển khí nén Hàn Quốc
    • Van bướm điều khiển khí nén Trung Quốc
    • Van bướm điều khiển khí nén Nhật Bản
    • Van bướm điều khiển khí nén Đài Loan

    Van bướm điều khiển khí nén

    - Xem thêm chi tiết: Van bướm điều khiển khí nén

    3. Van dao điều khiển khí nén

    • Van dao inox điều khiển khí nén
    • Van dao gang điều khiển khí nén
    • Van dao nhựa điều khiển khí nén
    • Van dao thân gang đĩa inox điều khiển khí nén

    Van dao điều khiển khí nén

    - Xem thêm: Van dao điều khiển khí nén

    4. Van cầu điều khiển khí nén

    • Van cầu thép điều khiển khí nén
    • Van cầu inox điều khiển khí nén
    • Van cầu dạng bầu điều khiển khí nén
    • Van cầu chữ ngã điều khiển khí nén

    Van cầu điều khiển khí nén

    - Xem thêm: Van cầu điều khiển khí nén

    Hy vọng qua bài viết này quý khách sẽ hiểu rõ được hệ thống điều khiển khí nén là gì? Khí nén là gì? Ưu và nhược điểm của hệ thống khí nén là gì? Ứng dụng của hệ thống khí nén trong đời sống hiện nay. Trên đây là những kiến thức mà thuanphatvalve.com muốn chia sẽ tới quý khách. Để cập nhập được nhiều thông tin hơn hãy liên hệ trực tiếp Hotline 0965.303.836 để nhận được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp 24/24 nhé.

    Xem thêm: Van điều khiển khí nén

    216 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    Bài viết liên quan
    0965.303.836