Van màng | Inox, gang, thép, nhựa PVC, UPVC | Lắp bích, nối ren
Như thế nào là van màng? Van màng là gì? Chức năng của van màng là gì? Van màng được chế tạo từ vật liệu gì? Van màng có những ưu điểm và nhược điểm gì? Van màng có nguyên lý hoạt động như thế nào? Van màng được ứng dụng như thế nào trong thực tế? Van màng có bao nhiêu loại khác nhau? Để trả lời cho những cấu hỏi này, mời quý khách tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi:
I. Tìm hiểu, Van màng là gì?
Van màng có tên gọi tiếng anh là Diaphragm Valve là loại van được thiết kế đặc biệt bởi màng van được làm bằng vật liệu cao su dẻo Teflon, PTFE…Có tính chất dẻo bề, độ co giản tốt và lực đàn hồi cực tốt được dùng để điều chỉnh dòng chảy hoặc đóng/mở van.
Diaphragm Valve được cấu tạo với nhiều vật liệu khác nhau như Inox, gang, thép, nhựa PVC, nhựa UPVC…Nên có thể sử dụng tốt trong nhiều môi trường lưu chất khác nhau như nước sạch, nước thải, xăng dầu, khí…Và kể cả trong các nghành công nghiệp hóa chất.
Hiện nay công ty thuanphatvalve.com chuyên cung cấp các loại van màng Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Châu Âu. Cam kết van màng chính hãng, uy tín – Chất lượng, mẫu mã đẹp, kích cỡ đa dạng, giá thành cạnh tranh. Thời gian bảo hành van màng lên tới 12 tháng, giấy tờ CO~CQ, catalogue đầy đủ. Vận chuyển trên toàn quốc nhanh chóng, bảo đảm uy tín tới khách hàng.
II. Thông số kỹ thuật van màng
***Bảng thông số kỹ thuật
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. Hình ảnh thực tế của van màng
Dưới đây là hình ảnh thực tế của loại van màng mà chúng tôi đang cung cấp hiện nay, mời quý khách tham khảo và lựa chọn lắp đặt cho hệ thống cần sử dụng.
IV. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van màng
1. Cấu tạo van màng
Diaphragm Valve có cấu tạo khá đơn giản gồm 5 phần chính đó là thân van, màng van, trục van, gioăng làm kín và bộ phận truyền động. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo của các bộ phận chúng ta cùng nhau tìm hiểu sau đây:
a. Bộ phận thân van
Thân van được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như Inox, gang, thép, nhựa…Thân van được thiết kế với hình dạng chữ (V), hai đầu kết nối được đúc theo nhiều kiểu khác nhau đó là nối ren, lắp mặt bích, hàn, rắc co, kẹp clamp.
b. Bộ phận màng Van
Màng van được làm bằng vật liệu cao su Teflon, EPDM, PTFE…có độ bền bỉ cao, lực đài hồi cực tốt. Màng van là bộ kết nối với trục van, đóng vai trò quan trọng giúp đóng/mở van.
c. Bộ phận trục van
Trục van được làm bằng vật liệu thép không gỉ, là bộ phận truyền lực xoắn momen để đóng mở van. Với đầu trên được kết nối với bộ truyền động và đầu dưới kết nối với màng van.
d. Gioăng lằm kín
Goiăng làm kín cũng được chế tạo vằng vật liệu chịu lực chống ma sát và ăn mòn cơ học cũng như hóa học. Được sử dụng với mục đích làm kín các bộ phận kết nối, ngăn chặn rò rỉ lưu chất.
h. Bộ phận truyền động
Bộ truyền động thông dụng nhất trên van màng là tay quay(tay vô lăng) đối với van đóng/mở bằng tay.
Để điều khiển van đóng/mở tự động người ta có thể thay thế bộ phận tay quay hoặc tay gạt bằng bộ điều khiển khí nén hay bộ điều khiển điện.
2. Nguyên lý hoạt động van màng
Màng ngăn của van màng (Diaphragm valve) hoạt động như một màng làm kín để điều chỉnh dòng chẩy do sự tiếp xúc của nó với phần chuyển động của van.
Để điều khiển van đóng/mở ta tác động lực lên bộ phận điều khiển van, trục van được nối với màng sẽ làm màng nâng lên để (mở van) hoặc hạ xuống để (đóng van).
Xem thêm: VIDEO nguyên lý hoạt động của van màng tại đây:
***Lưu ý: Khi vận hành van màng không nên tác động những lực quá mạnh lúc đóng van vì điều này có thể làm kẹt màng ngăn ở trong vòng làm kín và gây hư hại màng ngăn. Áp suất suất thấp nhất mà van có thể xử lý phụ thuộc vào vật liệu của màng và nhiệt độ của chất lưu, tính chất hóa học và dòng chảy của lưu chất lỏng, khí, hơi.
V. Ưu điểm và nhược điểm của van màng
1. Ưu điểm nổi bật của van dạng màng
Tìm hiểu về các ưu điểm nổi bật của van màng hiện nay cùng chúng tôi sau đây:
- Ưu điểm 1: Van màng có độ kín tốt, hiếm bị rò rỉ lưu chất ra ngoài van.
- Ưu điểm 2: Van màng có khả năng chịu được nhiệt độ cao, áp lực cao và có độ bền bỉ cực tốt.
- Ưu điểm 3: Van màng thiết kế đơn giản, dễ dàng lắp đặt, sửa chữa bảo trì và thay thế, đổi mới.
- Ưu điểm 4: Van màng điều khiển đóng/mở nhanh chóng, chỉ cần thao tác nhẹ nhàng là có thể đóng/mở van.
- Ưu điểm 5: Van màng được thiết kế với nhiều kiểu kết nối khác nhau như nối ren, lắp mặt bích, hàn, rắc co, kẹp clamp...
- Ưu điểm 6: Vang màng thường được sử dụng với nhiều môi trường hóa chất nguy hiểm, có chất phóng xạ, môi trường đậm chất ăn mòn.
- Ưu điểm 7: Van màng được cấu tạo với nhiều vật liệu khác nhau như Inox, gang, thép, nhựa nên có thể hoạt động tốt trong nhiều môi trường khác nhau.
- Ưu điểm 8: Van màng có một số loại được lót nhiều vật liệu khác nhau nên có thể hoạt động tốt với môi trường hóa chất ăn mon như acid, kiềm, muối, bazo…
2. Nhược điểm của van màng
Ngoài những ưu điểm nổi bật của van màng nêu trên, thì van màng còn có một số hạn chế mà quý khách cần lưu ý:
- Hạn chế 1: Van màng không dùng cho lưu chất chưa qua xử lý, có tạp chất bẩn, rác thải, bụi bẩn, sỏi đá…
- Hạn chế 2: Đối với loại van màng này thì áp lực và nhiệt độ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo của màng van.
VI. Ứng dụng van màng
Tìm hiểu về các ứng dụng van màng nổi bật trong thực tế hiện nay sau đây cùng chúng tôi:
- Ứng dụng 1: Van màng ứng dụng trong các hệ thống cấp thoát nước sạch, nước thải…
- Ứng dụng 2: Sử dụng trong các hệ thống khí sạch, khí bẩn và bụi bẩn…
- Ứng dụng 3: Sử dụng trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các hệ thống xử lý chất thải...
- Ứng dụng 4: Trong các nhà máy sản xuất hóa chất, chất ăn mòn acid, kiềm, bazo, muối…
- Ứng dụng 5: Lắp đặt trong các nhà máy sản xuất đồ uống, nước giải khát, bia, rượu, sữa…
- Ứng dụng 6: Lắp đặt trong các nhà máy, xưởng chế biến thức ăn, thực phẩm, dược phẩm…
- Ứng dụng 7: Sử dụng trong hệ thống dẫn truyền nhiên liệu xăng dầu…
VII. Phân loại các dạng van màng
1. Phân loại van màng theo vật liệu cấu tạo
- Van màng Inox 304
- Van màng Inox 316
- Van màng gang
- Van màng thép
- Van màng nhựa PVC
- Van màng nhựa UPVC
- Van màng nhựa PP
2. Phân loại van màng theo kiểu kết nối
- Vang màng nối ren
- Van màng lắp mặt bích
- Van màng gemu
- Van màng ngăn
- Van màng chắn
- Van màng rắc co
- Van màng nối clamp
- Van màng reuewn
- Van màng khí nén
- Van màng điều khiển bằng khí nén
- Van màng điều khiển tay quay
3. Phân loại van màng theo thiết bị truyền động
Ngoài cách vận bằng tay vặn, tay quay thông thường thì van màng còn có 2 dạng vận hành tự động đó là van màng điều khiển điện và van màng điều khiển khí nén. Vậy như thế nào là điều khiển bằng khí nén, bằng điện? Cùng nhau đi tìm câu trả lời sau đây nhé:
a. Van màng điều khiển bằng khí nén
Van màng điều khiển khí nén hay van màng khí nén là loại van được điều khiển đóng/mở bởi nguồn năng lượng khí nén, thông qua bộ điều khiển khí nén. Với ưu điểm nổi bật đóng mở nhanh, an toàn không gây cháy nổ, giá thành rẻ và có độ bền cao, thì van màng điều khiển khí nén được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống cấp thoát nước, nhà máy sản xuất đồ uống, bia, rượu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và các nhà máy hóa học, hóa chất..vvvv.
Van màng khí nén được chế tạo bằng nhiều vật liệu như Inox, gang, thép, nhựa...Nên van có thể hoạt động tốt trong nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau. Mặt khác van màng điều khiển khí nén còn có ưu điểm đó là cấu tạo đơn giản gồm 2 bộ phận chính là thân van màng và bộ truyền động khí nén. Khi được cấp khí nén vào bộ điều khiển khí nén van màng, dưới áp lực khí nén sẽ tác động làm cho xi lanh chuyển động quay của trục van và tác động đến trạng thái đóng mở của van hoặc điều tiết lưu lượng.
***THÔNG SỐ KỸ THUẬT VAN MÀNG ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN
- Kích cỡ: DN20(3/4") - DN500(6")
- DN20(3/4") - DN500(6"): Inox, gang, nhựa, thép...
- Vật liệu màng: Cao su Tetflon, EPDM, PTFE...Đạt tiêu chuẩn FDA.
- Vật liệu xi lanh: Inox hoặc thép không gỉ.
- Trục van: Inox
- Kiểu điều khiển: ON/OFF hoặc tuyến tính
- Áp lực khí nén: 0 ~ 8bar
- Nhiệt độ làm việc Max: -5 độ C - 200 độ C
- Xử lý bề mặt: Ra <0.4
- Môi trường sử dụng: Nước đa dụng, khí, hóa chất, xăng dầu...
- Kiểu kết nối: Mặt bích, ren, nối clamp, rắc co, hàn.
- Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, ANSI, DIN, BS
- Thời gian bảo hành: 12 tháng
- Giấy tờ: CO~CQ đầy đủ
- Tình trạng hàng: Có sẵn
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu.
b. Van màng điều khiển bằng điện
Khác với loại van màng khí nén thì loại van màng điều khiển điện này sử dụng năng lượng điện để thực hiện nhiệm vụ đóng/mở van. Van sử dụng nguồn điện đa dạng từ 24V, 220V hoặc 380V để điều khiển van màng tự động ngăn chặn dòng chảy hoặc cho phép dòng chảy đi qua, theo ý muốn của người sử dụng. Van màng điều khiển bằng điện được cấu tạo gồm 2 phần chính đó là thân van và bộ điều khiển điện.
Van màng điều khiển điện có cơ chế hoạt động khá đơn giản, chỉ cần cấp nguồn điện vào mạch điện, lúc này chuổi liên kết motor điện và các bánh răng sẽ chuyền động tạo nên lực xoắn momen khiến trục van nâng lên hạ xuống, từ đó tạo nên hiện tượng đóng/mở van. Van màng điều khiển bằng khí nén được ứng dụng trong các hệ thống xử lý nước sạch, nước thải, các nhà máy bia rượu, dây truyền dẫn nhiên liệu, hệ thống xử lý hóa chất, nhà máy chế biến thực phẩm, dược phẩm, đồ ăn..VVV.
***THÔNG SỐ KỸ THUẬT VAN MÀNG ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN
- Kích thước van: DN20(3/4") - 500(20")
- Vật liệu chế tạo thân van: SUS 304, SUS 316, gang, nhựa, thép...
- Vật liệu chế tạo màng: Cao su Tetflon, EPDM, PTFE...Đạt tiêu chuẩn FDA.
- Vật liệu xi lanh: Inox hoặc thép không gỉ.
- Trục van màng: Thép không gỉ.
- Kiểu điều khiển van: ON/OFF hoặc tuyến tính
- Điện áp hoạt động: 24V, 220V, 380V
- Nhiệt độ sử dụng: -5 độ C - 200 độ C
- Xử lý bề mặt: Ra <0.4
- Môi trường làm việc: Nước sach, nước thải, khí, hóa chất, xăng dầu...
- Kiểu nối: Mặt bích, ren, nối clamp, rắc co, hàn...
- Tiêu chuẩn kết nối mặt bích: JIS, ANSI, DIN, BS
- Chế độ bảo hành: 1 năm
- Giấy tờ, chứng chỉ: CO~CQ đầy đủ
- Hàng: Có sẵn
- Made in: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu...
VIII. Cách lắp đặt van màng và lưu ý khi sử dụng van màng
Để một hệ thống hoạt động ổn định, an toàn thì việc lắp đặt van dạng màng rất là quan trọng, nếu lắp đặt van màng sai cách thì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống sử dụng. Vì vậy qua bài viết này chúng tôi chia sẽ kinh nghiệm lắp đặt van màng tới các bạn đọc sau đây.
1. Cách lắp đặt van màng
- Trước khi tiến hành lắp đặt chúng ta cần ngắt nguồn nước, làm sạch đường ống và bề mặt kết nối giữa van màng.
- Xác định khoảng cách giữa 2 đoạn cần nối trên đường ống
- Đối với loại van màng nối ren ta dùng thêm băng tan để quấn vào phần ren nối, sau đó tiến hành vặn xiết chặt 2 đầu nối ren lại từ từ cho tới khi chắc chắn và dừng lại.
- Đối với kiểu van kiểu màng lắp mặt bích ta cần một gioăng, đệm sau đó chèn vào giữa 2 mặt bích giữa đường ống và van màng, tiếp theo xỏ bulong lần lượt vào lỗ trên mặt bích, xiết chặt đồng đều vít cố định cho tới khi chắc chắn và dừng lại.
- Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh ta quay tay vặn, tay quay bảo đảm không bị kẹt hay vướng khi thao tác.
- Cuối cùng ta cho hệ thống và van màng chạy thử, bảo đảm các khớp nối không bị rò rỉ lưu chất ra ngoài, quá trình đóng/mở van dễ dàng hoạt động tốt.
2. Lưu ý khi sử dụng van màng
- Chúng ta cần chú ý một số điều trong khi sử dụng van màng sau đây:
- Chúng ta cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cho van màng và hệ thống đường ống
- Việc đóng mở van nên nhẹ nhàng, tránh tình trạng quá mạnh tay dẫn đến hư hỏng và kẹt đĩa van
- Lên kế hoạch cụ thể từ 3 – 6 tháng kiểm tra thường xuyên để đảm bảo van vẫn làm việc trơn tru, nếu có sự cố sảy ra cần khắc phục ngay lập tức.
- Khi vận hành van màng không nên tác động những lực quá mạnh lúc đóng van vì điều này có thể làm kẹt màng ngăn ở trong vòng làm kín và gây hư hại màng ngăn.
IX . Catalogue van màng
Khi quý khách liên hệ và có nhu cầu lựa chọn và mua van kiểu màng, lúc này chúng tôi sẽ được các chuyên viên kỹ thuật cung cấp catalogue van màng. Với mục đích giới thiệu và quảng bá sản phẩm tới khách hàng, ngoài ra thông qua catalogue van dạng màng quý khách sẽ hiểu rõ hơn về các dòng van màng, cấu tạo, màu sắc, vật liệu, xuất xứ và giá van màng. Vì vậy hãy liên hệ ngay lúc này để nhận được catalogue van màng nhé:
X.Bảng giá?Báo giá van màng
Tùy theo các yêu cầu lựa chọn, lắp đặt van màng cho từng hệ thống của quý khách. Mà từ đó chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ lắp đặt và báo giá van màng từ các chuyên viên kỹ thuật của công ty.
Ngoài ra quý khách còn nhận được hình ảnh, bản vẽ, thông số kỹ thuật, catalogue van màng và bảng giá van màng. Bảng giá được chúng tôi cập nhập mới nhất, chính xác nhất khi gửi tới quý khách hàng.
XIN CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LẮNG NGHE BÀI VIẾT CỦA CHÚNG TÔI
Xem thêm: Các loại van công nghiệp khác tại đây!
{{{{{{{{{{ VAN CÔNG NGHIỆP }}}}}}}}}}
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn