Tiêu âm khí nén là gì? | Cấu tạo, ứng dụng tiêu âm, giảm thanh
Tiêu âm khí nén là gì? | Cấu tạo, ứng dụng tiêu âm, giảm thanh
Tuy chưa hiểu tiêu âm là gì? Nhưng nhắc tới khí nén chắc bạn sẽ nghỉ ngay tới nguồn năng lượng được sản sinh ra từ các máy khí nén phải không? Việc sử dụng khí nén kết nối với các thiết bị như van khí nén, máy móc thiết bị phụ kiện cơ khí khi xả áp khí nén ra ngoài sẽ sinh ra tiếng ồn riết khó chịu tới môi trường xung quanh, vì vậy việc sử dụng tiêu âm khí nén để hạn chế tối ưu tiếng ồn gây ra điều này rất quan trọng đối với hệ thống lắp đặt trong nhà hay ở những chỗ đông người. Để tìm hiểu rõ hơn về chức năng, cấu tạo, ứng dụng của tiêu âm này mới bạn đọc theo dõi tiếp bài viết bên dưới nhé!
I. Tìm hiểu, tiêu âm khí nén là gì?
Tiêu âm khí nén hay còn có tên gọi khác là giảm thanh khí nén, là phụ kiện quan trọng không thể thiết trong các hệ thống máy móc, thiết bị sử dụng năng lượng khí nén để hoạt động. Cụ thể thì bộ giảm thanh khí nén được sử dụng nhiều trong các van khí nén như van bi khí nén, van bướm khí nén, van cầu khí nén, van dao khí nén, van điện từ khí nén, van y xiên khí nén và các công cụ khí nén khác để giảm tiếng ồn, tiếng tiết gây sinh ra trong quá trình xả khí.
Giảm thanh khí nén được cấu tạo bằng nhiều vật liệu khác nhau như đồng, inox, nhựa, với thiết kế đa dạng mẫu mã như hình thoi, hình trụ tròn, hình lục giác...Việc sử dụng tiêu âm giúp lưu thông khí điều áp và giảm tiếng ồn gây ra khi khí nén được xả ra ngoài. Ngoài ra giảm thanh còn giúp giảm 1 lượng áp lực khí nén thoát ra bên ngoài, giúp kiểm soát điều tiết lưu lượng khí nén đầu ra một cách tốt nhất.
Câu hỏi đặt ra nếu không sử dụng giảm thanh khí nén thì điều gì sẽ sảy ra? Điều này sẽ dễ dàng cảm nhận được ngay đối với những công nhân vận hành hay những vấn đề liên quan tới hệ thống, môi trường làm việc...Gây ra xáo trộn âm thanh, tiếng khó chịu tới người dùng.
II. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của tiêu âm khí nén
1. Cấu tạo tiêu âm khí nén
Tiêu âm được cấu tạo khá đơn giản gồm 2 phần chính đó là: Phần chân ren kết nối và phần màng lưới. Cụ thể chi tiết như sau:
a. Phần chân ren kết nối
Được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng, gang, nhựa, thép, inox với phần cổ được thiết kế để bọc lỏi màng có dạng lục giác để dễ dàng tháo lắp kết nối với thiết bị. Phần chân ren được thiết kế kiểu ren ngoài với nhiều kích cỡ lớn nhỏ khác nhau từ ren 8mm - ren 60 để kết nối trực tiếp với thiết bị.
b. Phần lưới lọc khí
Tương tự như phần thân thì màng lưới được làm bằng đồng, inox, nhựa, thép, bề mặt thiết kế sần sùi có nhiều lỗ li ti. Việc thiết kế màng khí như vậy giúp chia khí nén một cách hợp lý, đồng đều và giảm được áp suất xả ra tại vị trí cửa xả.
2. Cơ chế hoạt động của giảm thanh khí nén
Giảm thanh khí nén có cơ chế hoạt động rất đơn giản ta có thể hình dung như sau: Trong quá trình xả khí sẽ sinh ra tiếng ồn, tiếng rít khó chịu ra ngoài môi trường, lúc này ta sẽ lắp giảm thanh khí nén tại vị trí cửa xả thông qua lỗ chân ren lượng khí nén đi vào màng lưới sẽ khuếch tán khí ra ngoài với diện tích bề mặt lớn hơn điều này sẽ làm giảm nhiểu loạn và giảm phần lớn tiếng ồn so với lúc ban đầu.
III. Ưu điểm của giảm thanh khí nén
Các ưu điểm nổi bật của giảm thanh khí nén:
- Sử dụng tốt trong nhiều môi trường có nhiệt độ từ -5 - 200 độ C.
- Tiêu âm khí nén có giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư
- Giảm thanh khí nén có độ bền cao, gần như không sảy ra hư hỏng.
- Thiết kế với nhiều vật liệu như inox, gang, thép, nhựa...nên có khả năng hoạt động trong nhiều môi trường.
- Có khả năng làm việc với áp suất lên tới 10kg/cm2. Tuỳ vào áp lực sử dụng mà ta lựa chọn tiêu âm cho phù hợp.
- Giảm thanh khí nén có thiết kế với kích thước nhỏ gọn, lắp đặt dễ dàng vào các van điện từ khí nén, van điều khiển khí nén do đầu ren dễ ràng vặn vào và tháo ra.
Tuỳ vào nhu cầu sử dụng của hệ thống, thiết bị sử dụng mà chúng ta cần lựa chọn giảm thanh khí nén cho phù hợp với môi trường sử dụng, kích thước, kiểu dáng, chất liệu cấu tạo...Từ những lựa chọn đúng sẽ đem lại cho hệ thống sử dụng hoạt động trơn tru, ổn định và quá trình tiêu khí hiệu quả nhất.
IV. Ứng dụng của tiêu âm khí nén
Tìm hiểu một số ứng dụng nổi bật sử dụng tiêu âm khí nén, cụ thể như sau:
- Tiêu âm khí nén được ứng dụng nhiều trong các van khí nén, van bướm khí nén, van bi khí nén, van y xiên khí nén...
- Sử dụng trong các cánh tay robot, xi lanh khí nén, van phân phối khí nén
- Sử dụng trong các dây truyền đóng mở nắp trai, trong các nhà máy sản xuất đồ uống, bia, rượu, sữa...
- Sử dụng trong các dây truyền đóng gói hàng hoá trong khu công nghiệp, nhà máy sản xuất...
- Giảm thanh khí nén sử dụng trong các nhà máy lắp ráp ô tô, xe cơ giới...
- Lắp đặt trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, Y tế...
- Lắp đặt trong các nhà máy chế biến giấy, xử lý rác, chế tạo cơ khí...
V. Hướng dẫn lựa chọn giảm thanh khí nén
Để lựa chọn được giảm âm khí nén nhanh chóng, chính xác và chuẩn theo ưu cầu của hệ thống, thiết bị sử dụng thì việc nắm bắt được các cách lựa chọn là rất quan trọng. Chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn kiểu kết nối: Giảm thanh khí nén có nhiều loại khác nhau nhưng mỗi loại có 1 kiểu kết nối riêng biệt khác nhau, nhưng đa phần thì chúng được kết nối với cổng làm việc bằng nối ren. Với thiết kế bằng ren cho phép người dùng có thể dễ dàng tháo lắp, di chuyển trên đường ống hay từ bộ khí nén của van này sang van khác.
- Lựa chọn tuân theo nhiệt độ làm việc: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả làm việc của tiêu thanh khí nén. Thông thường thì chúng ta sẽ lựa chọn vật liệu cấu tạo của bộ tiêu thanh khí nén bằng đồng hay inox bởi tính chất của 2 vật liệu này có khả năng chịu được nhiệt độ cao hay thấp rất tốt, khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, có độ cứng cáp tốt và không bị oxi hoá.
- Lựa chọn áp suất làm việc: Điều quan trọng mà chúng ta cần quan tâm đầu tiên đó là áp suất hoạt động để sử dụng cho giảm thanh khí nén. Bởi vì mỗi loại tiêu thanh khí nén đều có mức áp suất hoạt động khác nhau do đó khi lựa chọn ta cần phải biết được áp suất nhỏ nhất hay áp suất lớn nhất để đem lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng.
Chú ý: Cần lưu ý rằng chọn giảm thanh sai yêu cầu chắc chắn áp suất ngược sẽ tác động đến quá trình vận hành của thiết bị.
VI. Các loại giảm thanh khí nén thông dụng nhất hiện nay
Dưới đây là một số loại giảm âm khí nén mà đang được sử dụng nhất trên thị trường hiện nay, mời quý khách tham khảo và lựa chọn sử dụng:
- Tiêu âm khí nén bằng đồng
- Tiêu âm khí nén bằng inox
- Tiêu âm khí nén bằng nhựa
- Tiêu âm khí nén bằng thép không gỉ
- Tiêu âm khí nén bằng nhựa
- Tiêu âm khí nén SMC
- Tiêu âm khí nén STNC
- Bộ giảm âm khí nén áp suất cao: Làm việc với áp suất cao tới 20bar và độ giảm ồn > 20dB
- Bộ giảm âm thời gian: Sử dụng trong vùng áp suất 0-15bar và có độ giảm ồn >20dB
- Bộ giảm thanh tiết lưu: Có áp suất làm việc từ 0 - 15bar và giảm độ ồn > 80dB
- Bộ giảm thanh khí nén: Có thể giảm 30dBA, áp suất mở: 2.0 - 2.2bar.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ được tiêu âm khí nén là gì? Ưu điểm của giảm thanh là gì? Cách lựa chọn và lưu ý khi sử dụng tiêu âm khí nén như thế nào? Các ứng dụng của giảm thanh khí nén trong thực tế. Mọi thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp Hotlline 0965.303.836 để nhận được tư vấn và báo giá giảm thanh khí nén nhé.
Xem thêm: Van bi điều khiển khí nén
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn