0965303836

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 7:30 - 22:00

Tác hại của dòng điện lên cơ thể con người | Biện pháp phòng tránh

    Hiện nay việc sử dụng điện để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của con người rất quan trọng. Tuy nhiên, dòng điện khi tiếp xúc với cơ thể con người sẽ gây ra nhiều tác hại rất nghiêm trọng với sức khoẻ, nặng hơn là nguy hiểm tới tính mạng. Để hiểu rõ hơn về các tác hại của dòng điện lên cơ thể con người là gì? Những lưu ý quan trọng khi sử dụng điện và cách sơ cứu người khi bị điện giật như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

    I. Nguyên nhân gây dòng điện tác động lên con người

    Một trong những nguyên nhân lớn nhất đó là do quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người gây nên. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khiến con người bị nhiễm điện như sét đánh, điện quang, tia hồ quang điện, dây điện bị đứt, nhiễm điện thông qua các vật dẫn điện và nhiễm điện do điện cao thế...Cụ thể có nhiều nguyên nhân sau:

    • Khi đấu điện sai cực trên ổ cắm và thiết bị. 
    • Mắc điện công cộng nhưng không tuân thủ tiêu chuẩn.
    • Lắp điện đường điện không hoàn thiện
    • Dây điện bị hở, đứt, sự cố ngoài ý muốn...
    • Các dây đện ngầm, dây cáp bị hư hỏng...
    • Nắp cầu dao, cầu trì, chuôi đèn, dây dẫn trần...

    Nguyên nhân gây điện giật

    II. Tác hại của dòng điện lên cơ thể con người

    Khi có dòng điện đi vào cơ thể con người sẽ gây ra nhiều nguy hiểm và biến chứng nghiêm trọng với cơ thể con người như: sức khoẻ sinh lý, sức khoẻ, tạo ra sự kích thích tế bào gây huỷ hoại tế bào và gây co giật. Đặc biệt cần lưu ý là dòng điện cao áp có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận bên trong cơ thể như khiến tim ngừng đập, ngừng hô hấp, máu ngừng tuần hoàn, hoạt tử bộ phận trên cơ thể, bây bỏng da, đứt gân và một số tác hại khác. 

    Khi dòng điện tác động lên cơ thể sẽ chia thành ba dạng đó là dòng điện co giật, dòng điện cảm giác và điện rung tim. Ta có thể hiểu rõ hơn sau đây:

    • Dòng điện co giật: Là một dòng điện có cường độ tác động cao, khi tác độc trực tiếp lên con người có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như co giật, mất cảm giác, nếu tình trạng kéo dài sẽ đễ lại những dị tật, thậm chí còn gây tư vong.
    • Dòng điện cảm giác: Là dòng điện có cường độ tác động nhẹ hoặc rất nhẹ, gây ra sự kích thích cho con người với cảm giác tê nhẹ, giật nhẹ, có thể gây bỏng nhẹ và rất trên bề mặt da. Dòng điện cảm giác này không gây nguy hiểm tới con người. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng không nên chủ quan nếu để dòng điện này tiếp xúc với trẻ nhỏ sẽ gây nguy hiểm.
    • Dòng điện rung tim: Được đánh giá là dòng điện rất nguy hiểm khi tác động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến tim, tổn thương quá trình vận hành của tim và có thể gây tử vong luôn tại chỗ.

    Tác hại của dòng điện lên cơ thể con người

    Vậy dòng điện đi qua cơ thể con người gây ra tác động gì? Khi dòng điện truyền qua não có thể phá hủy hoàn toàn dây thần kinh trung ương, điều này rất nguy hiểm sẽ gây liệt toàn thân, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, dòng điện còn gây tác động tình trạng nhiệt khiến cơ thể bị cháy, hủy hoại mạch máu và làm đứt các dây thần kinh não bộ. Dòng điện sinh học còn có thể gây các bệnh về tim phổi, dẫn tới cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu bị rối loạn và dừng đột ngột.

    III. 8 biện pháp phòng tránh tai nạn điện

    1. Không dùng thiết bị điện bị lỗi

    Khi dùng các biết bị điện bị lỗi sẽ có những nguy cơ gây tai nạn điện rất cao. Nên chúng ta cần đem đi sửa ngay hoặc đổi thiết bị mới để tránh tai nạn điện say ra. 

    2. Không dùng dây nối, phích cắm bị hỏng

    Việc sử dụng dây nối hay phích cắm bị hỏng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn điện phổ biến. Vì vậy việc chúng ta cần làm là sửa chữa ngay lập tức, đấu nối những vị trí bị hở hoặc thay thế mới để đảm bảo an toàn.

    3. Rút phích điện đúng cách

    Tưởng chừng như rất đơn giản những việc cắm hoặc rút phích điện không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên tai nạn điện. Nếu muốn rút phích cắm ra khỏi ổ điện thì ta không nên cầm dây để rút mà phải rút ở đầu phích cắm. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên đặt tay gần sát vị trí thanh cắm của ổ. 

    Cắm, rút phích điện sai cách gây giật điện

    4. Không dùng thiết bị điện ở nơi có ẩm ướt

    Trong môi trường ẩm ướt nếu bạn sử dụng các thiết bị điện sẽ có sự nguy hiểm tiềm ẩn rất cao. Vì vậy chúng ta cần ngắt nguồn điện và khắc phục tình trạng môi trường ẩm ướt trước khi sử dụng tiếp, bởi nó rất là nguy hiểm. Ngoài ra, khi tay hoặc người ẩm ướt tuyệt đối không chạm vào thiết bị điện

    5. Dùng chung nhiều thiết bị cùng 1 ổ cắm

    Việc cắm chung nhiều thiết bị vào một ổ cắm sẽ gây hỏng hóc, chập và cháy nổ. Bởi các thiết bị điện có công xuất hoạt động lớn nên khi ta cắm nhiều thiết bị cùng lúc ổ cắm sẽ bị quá tải, trở nên nóng dần gây hư hỏng. Vì vậy chúng ta không nên cắm nhiều thiết bị điện cùng một ổ cắm nhé. 

    Dùng chung phích cắm với nhiều thiết bị gây giật điện

    6. Khiểm tra dây điện trước khi sửa chữa dây điện âm tường

    Việc sữa chữa điện âm tường hoặc đóng đinh hay khoan tường mà chưa nắm rõ sơ đồ điện ngầm thì bạn cần sử dụng tới máy dò điện để tránh tác động làm đứt dây điện, điều này sẽ gây nên giật và chập cháy toàn hệ thống điện. Vì vậy chúng ta tuyệt đối cần lưu ý.

    7. Không nên đứng gần cột điện

    Như chúng ta đã biết thì những cột điện sẽ có rất nhiều dây dẫn điện tập trung, có thể là các công tơ điện hay biến thế...Vì vậy nguy cơ sảy ra chập cháy có thể xuất hiện bất kì thời điểm nào vì vậy chúng ta cần lưu ý đảm bảo an toàn cánh xa cột điện. 

    8. Khi trời mưa tránh xa cây cối và thiết bị điện

    Khi trời mưa, giông bão xuất hiện thì chúng ta cần nhanh chóng tím nơi trú ẩn, nhưng tuyệt đối cần tránh xa những cây cao, thiết bị điện hay các cột dây dẫn điện ngoài trời. Để tránh khỏi cảm ứng điện từ khi có sấm sét sảy ra.

    Biện pháp an toàn khi gặp sấm sét

    IV. Cách sơ cứu người bị giật điện

    Nếu thấy người bị điện giật cần thực hiện những thao tác nhanh chóng như sau:

    - Cách ly nạn nhân ra khỏi khu vực có nguồn điện: Cần nhanh chóng ngắt nguồn điện tại phích cắm, cầu dao, cầu chì ngay lập tức. Đối với những trường hợp không thể ngắt nguồn điện ta cần tìm vật dụng không có tính dẫn điện như ghế nhựa, chổi, cây khô, gang tay cách điện...Để kéo hoặc đẩy người bị điện giật ra khỏi nguồn điện. 

    - Đưa người bị điện giật ra nơi thoáng mát, khô giáo: Sau khi tách nan nhân khỏi nguồn điện, việc tiếp theo ta cần làm là đặt nạn nhân nằm nhẹ xuống và tránh va chạm với những vật cứng. kiểm tra tình trạng của nạn nhân còn tỉnh hay đã mất ý thức. Trong lúc này hãy gọi điện trực tiếp tới bệnh viện, trạm xá gần nhất để tìm người giúp đỡ.

    - Nếu nạn nhân đang trong tình trạng hôn mê hãy tiến hành nâng cằm và ngữa đầu ra sau và kiểm tra miệng xem có điều gì bất thường hay không.  Tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân không thở. Nếu trường hợp nạn nhân tỉnh táo hãy rữa vết bỏng dưới vòi mát, trường hợp chảy máu hãy xử lý băng gạt để cầm máu.

    - Tránh trạm vào người bị nhiễm điện, nếu tiếp xúc hãy sử dụng vật liệu cách nhiệt là gang tay hoặc vải dày.

    Cách sơ cứu người bị điện giật

    Có thể bạn chưa biết? Trong các dòng van công nghiệp đóng mở tự động bằng điện, mỗi một bộ điện đều được thiết kế đạt tiêu chuẩn IP67 giúp chống thấm, chống nước, bụi bẩn cực tốt. Ngoài ra, bao bọc bên ngoài là lớp sơn tĩnh điện giúp chống nhiễm điện cực tốt, thiết kế bên trong mạch điện là lớp cách điện ngăn chặn sự cố chập điện, rò rỉ điện, cháy nổ say ra. Chính vì vậy mà việc sử dụng những loại van điều khiển điện mà chúng tôi cung cấp luôn đem lại sự an toàn cho hệ thống sử dụng và người dùng. Tham khảo các loại van điện:

    1373 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    Bài viết liên quan
    0965.303.836