0965303836

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 7:30 - 22:00

So sánh van bi khí nén và van bướm khí nén | Điểm giống và khác

    So sánh van bi khí nén và van bướm khí nén

    Hiện nay trên thị trường có 2 dòng van khí nén được ưu chuộng và sử dụng nhiều nhất đó là van bi khí nén và van bướm khí nén. Vậy tại sao ta lại nhắc tới hai loại van này? Bởi không phải ai cũng nắm bắt rõ về ưu điểmnhược điểm của 2 dòng van này, vì vậy mà trong quá trình lựa chọn để lắp đặt cho hệ thống của mình đang còn rất băn khoăn chưa biết nên dùng loại nào? Do đó qua bài viết này tôi sẽ so sánh van bi điều khiển khí nén và van bướm điều khiển khí nén nhằm tìm ra ưu điểm phù hợp và những hạn chế của từng loại van để ta có thể tự lựa chọn chính xác cho hệ thống của mình. Cùng nhau theo dõi bàu viết sau đây nhé!

    I. So sánh van bi khí nén và van bướm khí nén

    1. Điểm khác nhau của van bi khí nén và van bướm khí nén

    Hai loại van này đều có cách vận hành hoàn toàn tự động đóng mở và điều tiết lưu lượng của dòng chất lỏng từ trong đường ống đi qua van. Tuy nhiên mục đích của chúng là giống nhau nhưng vào những trường hợp khác nhau thì ta lại không thể thay thế đổi chéo cho nhau được. Vì vậy ta cần hiểu rõ những đặc điểm và sự khác nhau của nó, cụ thể hơn như sau:

    So sánh van bướm khí nén và van bi khí nén

    • Về kích thước: Đối với kích thước thì van bi khí nén có kích cỡ từ DN15 - DN500 phù hợp cho những hệ thống có kích cỡ nhỏ và vừa. Khác với van bi khí nén thì van bướm điều khiển khí nén này có kích cỡ khá to từ DN40 - DN1000 thích hợp cho những đường ống vừa và lớn.
    • Kết cấu của đĩa van: Điểm khác biệt nhất đó là thiết kế đĩa van của 2 dòng van khí nén này. Đối với van bướm khí nén thì đĩa van được làm bằng vật liệu như inox, gang, thép hoặc nhựa, với hình cánh bướm. Còn đối với đĩa của van bi thì được làm bằng thép không gỉ có dạng quả bi (viên bi) ở giữa tâm được đục lỗ xuyên tâm.
    • Khác nhau về kiểu kết nối: Nhìn vào thân van ta có thể phân biệt được sự khác nhau về kiểu nối với đường ống của 2 dòng van này đó là: Ở van bi ta có kiểu nối ren, nối rắc co mà dòng van bướm khí nén sẽ không có, ngược lại ở van bướm thì có kiểu nối wafer mà van bi khí nén không có.
    • Khác nhau về giá thành: Ở hai dòng van này thì van bi điều khiển khí nén có giá thành đắt hơn van bướm điều khiển khí nén.
    • Khả năng chịu áp suất: Với thiết kế dẹp, mỏng và cánh của van bướm dạng cánh cửa nên khả năng chịu áp suất chỉ từ 10kg/cm2, 16kg/cm2, 25kg/cm2. Còn van bi khí nén có khả năng chịu áp suất lên tới 60kg/cm2.

    Ứng dụng van bi khí nén

    • Khác nhau về chức năng: Việc sử dụng van bướm khí nén để sử dụng cho hệ thống cần điều tiết lưu lượng thì ta nên hạn chế bởi bề mặt tiếp xúc gioăng làm kín ít hơn so với van bi khí nén, hơn nữa lực soắn của bộ truyền động van bướm luôn nhỏ hơn so với bộ khí nén của van bi. Đặc biệt do thiết kế dẹp mỏng của cánh van bướm nếu ta sử dụng để điều tiết lưu lượng thì cửa van sẽ đóng không hết và giữ ở lưng chừng điều này làm cho cánh van dễ bị ăn mòn trong thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy ta nên sử dụng van bướm khí nén ON/OFF (đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn) cho hệ thống không yêu cầu về điều chỉnh dòng chảy lớn hoặc nhỏ. Ngược lại thiết kế của bi van có thành dày dặn bề mặt tiếp xúc với gioăng làm kín khá nhiều nên sẽ phù hợp với nhu cầu hệ thống cần điều tiết.
    • Khác nhau về lưu lượng dòng chảy đi qua van: Đối với van bi điều khiển khí nén khi mở hoàn toàn cho dòng chảy gần như 100% đi qua mà không bị hạn chế lưu lượng. Bởi lỗ của quả bi van có đường kính bằng với lòng trong của ống, ngược lại thì van bướm có cánh van nằm trong và song song với dòng chảy của lưu chất vì vậy khi lưu chất đi qua có sự sụt áp và giảm lưu lượng nhỏ.

    2. Điểm giống nhau của van bi điều khiển khí nén và van bướm điều khiển khí nén

    Van bi khí nén và van bướm khí nén có một số điểm chung như sau:

    • Khả năng vận hàng hoàn toàn tự động mà không cần tác động từ người sử dụng lên van. 
    • Với thiết kế cơ chế xoay của bộ khí nén và đĩa van thì cả 2 loại van này đều có góc xoay 90 độ để mở van và ngược lại để đóng van.
    • Khả năng đóng mở khá nhanh chỉ từ 1s - 2s cho một hành trình so với dòng van điều khiển điện là 8 - 10s đóng mở.
    • Được chế tạo với vật liệu là giống nhau đó là thép, nhựa, đồng, gang, inox...
    • Là dòng van khí nén nên rất an toàn không sảy ra cháy nổ. Vì vậy mà có độ bền cao, hoạt động bền bỉ, ổn định.
    • Van bi khí nén và van bướm khí nén có giá thành rẻ so với các loại van khí nén khác.
    • Hoạt động với áp suất khí nén từ 2 ~ 8bar
    • Đều có 2 chức năng đó là đóng mở hoàn toàn ON/OFF và tuyến tính (điều khiển lưu lượng).
    • Chúng đều có xuất xứ từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, G7, Châu Âu.

    Ứng dụng van bướm điều khiển khí nén

    II. Các loại van bi khí nén và van bướm khí nén sử dụng nhiều nhất hiện nay

    1. Van bi điều khiển khí nén

    - Thông số kỹ thuật chung của van bi khí nén:

    • Kích cỡ: DN15 - DN500
    • Vật liệu chế tạo: Inox, gang, thép, nhựa, đồng...
    • Áp lực khí nén: 2 ~ 8bar
    • Nhiệt độ sử dụng: -5 - 220 độ C
    • Áp suất làm việc: 10bar, 16bar, 25bar
    • Môi trường sử dụng: Nước đa dụng, hơi, khí, xăng dầu, hoá chất...
    • Chức năng: Tuyến tính hoặc ON/OFF
    • Kiểu kết nối: Mặt bích, nối ren, hàn, rắc co, clamp...
    • Bảo hành: 12 tháng
    • Giấy tờ: CO~CQ đầy đủ
    • Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, G7...

    Van bi khí nén

    - Dựa vào nhiều chức năng, áp lực, kiểu kết nối và có nhiều vật liệu cấu tạo khác nhau. Mà có nhiều loại van bi điều khiển khí nén đó là:

    • Van bi khí nén tuyến tính
    • Van bi khí nén ON/OFF
    • Van bi khí nén Hàn Quốc
    • Van bi khí nén Trung Quốc
    • Van bi khí nén Đài Loan
    • Van bi khí nén Nhật Bản
    • Van bi inox khí nén
    • Van bi thép khí nén
    • Van bi gang khí nén
    • Van bi đồng khí nén 
    • Van bi nhựa khí nén

    2. Van bướm điều khiển khí nén

    - Thông số kỹ thuật chung của van bướm khí nén:

    • Size van: DN50 - DN1000
    • Chất liệu chế tạo: SUS 304, SUS 316, gang, thép, nhựa, đồng...
    • Áp suất khí nén: 2 ~ 8bar
    • Nhiệt độ làm việc: -5 - 220 độ C
    • Áp suất: 10kg/cm2, 16kg/cm2, 25kg/cm2, 40kg/cm2, 60kg/cm2.
    • Lưu chất sử dụng: Nước thải, nước sạch, hơi, khí, xăng dầu, hoá chất...
    • Điều khiển: Tuyến tính hoặc ON/OFF
    • Kiểu nối ống: Mặt bích, nối ren, hàn, rắc co, clamp...
    • Thời gian bảo hành: 1 năm
    • Giấy tờ: CO~CQ đầy đủ
    • Nhập khẩu: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, G7...

    Van bướm khí nén

    Với sự đa da dạng của van bướm điều khiển bằng khí nén có nhiều kiểu kết nối, vật liệu cấu tạo, chức năng, kiểu kết nối và xuất xứ...Từ đó nhà sản xuất cho ra đời nhiều dòng van bướm khí nén đó là:

    • Van bướm điều khiển khí nén Trung Quốc
    • Van bướm điều khiển khí nén Hàn Quốc
    • Van bướm điều khiển khí nén Đài Loan
    • Van bướm điều khiển khí nén Nhật Bản
    • Van bướm điều khiển khí nén Châu Âu
    • Van bướm thép điều khiển khí nén
    • Van bướm gang điều khiển khí nén
    • Van bướm nhựa điều khiển khí nén
    • Van bướm inox điều khiển khí nén
    • Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính
    • Van bướm điều khiển khí nén ON/OFF

    III. Kết luận

    Qua bài những kiến thức ở trên chắc hẵn quý khách đã hiểu rõ về những điểm ưu và những hạn chế của van bi khí nén và van bướm khí nén rồi phải không? Với nhiều điểm chung và mục đích sử dụng chính là đóng/mở hay điều chỉnh lưu lượng của hệ thống đường ống. Tuy nhiên mỗi loại đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm khác nhau do vậy để lựa chọn van chính xác nhất thì ta nên căn cứ vào hệ thống của mình yêu cầu những gì? hạn chế những gì? Từ đó căn cứ vào những điểm phù hợp để lựa chọn cho phù hợp nhé. Nếu quý khách đã quan tâm tới 2 dòng van này hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số Hotline 0965.303.836 để nhận được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp nhé.

    Xem thêm: 

    - Van bi điều khiển điện

    - Van bướm điều khiển điện

    194 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    Bài viết liên quan
    0965.303.836