So sánh sự khác nhau giữa van bướm và van bi | Cấu tạo, nguyên lý
Van bi và van bướm là 2 loại van công nghiệp không thể thiếu trong các hệ thống đường ống dẫn chất lỏng, chất khí, hơi, xăng dầu...Chúng có nhiệm vụ đóng mở hoặc điều tiết lưu lượng dòng chảy một cách chính xác và hiệu quả nhất. Thiết bị này được sử dụng ở hầu hết các hệ thống từ hộ dân cư, khu đô thị, nhà máy sản xuất, trong lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, tàu biển... Tuy nhiên, để khách hàng đưa ra lựa chọn một trong hai loại van này là điều rất khó khăn bởi các tính năng sử dụng của chúng đều được tối ưu nhất. Vậy để dễ dàng hơn cho việc lựa chọn hãy cùng chúng tôi so sánh sự khác nhau giữa van bướm và van bi sau đây nhé!
I. Sự khác nhau giữa van bướm và van bi
1. Van bướm
a. Khái niệm van bướm
Van bướm là loại van công nghiệp được thiết kế có phần thân van có dạng cánh bướm, giúp kết nối với đường ống một cách dễ dạng thông qua các tai bích trên thân van. Van bướm được làm bằng nhiều chất liệu như gang, inox, thép, nhựa... Với nhiều kiểu kết nối đường ống như lắp bích, lug, kẹp wafer...Và được điều khiển bằng tay kẹp hoặc tay quay.
Van cánh bướm được sử dụng trên đường ống với nhiệm vụ đóng mở hoặc điều chỉnh lưu lượng đi qua đường ống, thiết bị. Điểm khác nhau giữa van bướm với van bi đó là trên thân van bướm có độ dày nhỏ hơn với đường kính van bi, có phần đĩa van dạng cánh đứng để đóng mỏ van. Ngioài ra, van bướm thường có kích thước lớn hơn van bi từ DN40 - DN1000 nên phù hợp với nhiều hệ thống trong các nghành công nghiệp khác nhau.
b. Thông số kỹ thuật van bướm
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHI TIẾT
- Kích cỡ: DN40 - DN1000
- Vật liệu chế tạo thân van: Gang, inox, thép, nhựa...
- Gioăng làm kín: Cao su Teflon, EPDM, BPR
- Đĩa van: thép không gỉ, nhựa
- Nhiệt độ làm việc: -10 - 180 độ C
- Áp lực làm việc: PN10/PN16
- Kiểu vận hành: Tay gạt, tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén
- Môi trường sử dụng: Nước sạch, nước thải, khí, hơi, xi măng, bột giấy...
- Kiểu kết nối: Lắp bích, kẹp wafer, nối lug
- Thời gian bảo hành: 12 tháng
- Giấy tờ, chứng chỉ: CO~CQ đầy đủ
c. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van bướm
- Cấu tạo van bướm: Về cấu tạo thì van bướm được thiết kế có thân dẹp, trên thân có các tai bích sử dụng để kết nối với đường ống. Điểm đặc biệt để nhận dạng loại van bướm này chính là phần đĩa (cánh van) có hình tròn dẹp gắn chặt với trục van và nằm bên trong lòng gioăng làm kín. Van bướm thường có các dạng như nối lug, lắp bích, kẹp wafer... Cụ thể gồm các bộ phận chính như:
- Thân van: Được làm từ vật liệu như Gang, thép, nhựa, inox... Giúp bao bọc, bảo vệ và kết nối các bộ phận của van lại với nhau.
- Gioăng làm kín: Được làm bằng chất liệu chống mài mòn như cao su EPDM, PTFE, PPR... Thiết kế nằm giữa thân van và đĩa van giúp ngăn chặn chất lỏng rò rỉ ra môi trường bên ngoài.
- Trục van: Là phần kết nối giữa phần điều khiển và cánh van giúp truyền lực để đóng mở van. Được làm bằng thép không gỉ có độ chắc chắn, chống mài mòn cực tốt.
- Cánh van: Làm từ chất liệu như inox, gang, thép, nhựa...Là nơi trực tiếp đóng mở và điều chỉnh lưu lượng chất lỏng.
- Bộ phận truyền động: Có nhiều loại khác nhau để quý khách lựa chọn như tay gạt, tay quay, điều khiển khí nén và điều khiển điện. Môi loại đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn cần căn cứ vào nhu cầu của hệ thống, người dùng để sử dụng cho phù hợp.
- Nguyên lý hoạt động van bướm: Thông qua phần điều khiển chuyển động quay trái, quay phải hoặc các góc nhỏ hơn 90 độ, khiến trục van và cánh van chuyển động xoay từ đó tạo nên cơ chế đóng mở và điều chỉnh lưu lượng dòng chảy.
d. Ưu điểm và nhược điểm của van bướm
- Ưu điểm van bướm:
- Giá thành van bướm rẻ hơn van bi
- Khả năng đóng mở nhanh, điều chỉnh lưu lượng chính xác.
- Đa dạng kích thước từ DN40 - DN1000 phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau.
- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, bảo trì và thay thế mới.
- Van bướm có thể sử dụng được cho các hạt rắn, xi măng, cát sỏi, bụi bẩn... Mà van bi không thể sử dụng được.
- Kết nối với đường ống dễ dàng bằng cách lắp bích, nối lug, kẹp wafer...
- Sử dụng phù hợp cho nhiều hệ thống, chất lỏng, chất rắn khác nhau....
- Nhược điểm van bướm:
- Điều chỉnh lưu lượng không thực sự tốt bằng van bi
- Hiếm có kích thước nhỏ từ DN40 trở xuống
e. Các loại van bướm thông dụng
- Van bướm tay gạt
- Van bướm tay quay
- Van bướm điều khiển khí nén
- Van bướm điều khiển điện
- Van bướm điều khiển điện tuyến tính
- Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính
2. Van bi
a. Van bi là gì?
Van bi là loại van công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay trên hầu hết các hệ thống đường ống khác nhau, với nhiệm vụ ngăn chặn hoặc cho lưu chất đi qua một cách chính xác và hiệu quả. Khác với thiết kế của van bướm thì van bi được thiết kế phần thân có dạng hình ống tròn, bên trong thân có chứa quả bi rỗng giúp cho lưu chất đi qua hoặc ngăn chặn lại.
Van bi được chế tạo bằng các vật liệu như inox, gang, thép, nhựa, đồng... Với kích thước từ đa dạng DN8 - DN500, và được kiểu nối với đường ống theo kiểu nối ren, lắp bích hoặc clamp thông dụng. Van bi được ứng dụng cho nhiều hệ thống đường ống như cấp nước sạch, xử lý nước thải, sảm xuất đồ uống, thực phẩm, hệ thống lò hơi, nồi hơi, xăng dầu và nhiều ứng dụng khác.
b. Thông số kỹ thuật van bi
- THÔNG SỐ KỸ THUẬT
- Size van: DN8 - DN500
- Vật liệu: inox, gang, thép, nhựa, đồng thau...
- Nhiệt độ sử dụng: -10 - 220 độ C
- Áp suất hoạt động: 10bar, 16barm, 25bar, 40bar, 63bar
- Lưu chất sử dụng: Nước, hơi, khí, xăng dầu, khí nén...
- Dạng thân van bi: 1 mảnh, 2 mảnh, 3 mảnh, 2 cửa, 3 cửa
- Kiểu kết nối đường ống: Nối ren, lắp bích, clamp...
- Kiểu vận hành: Tay gạt, Tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén...
- Bảo hành: 12 tháng
- Giấy tờ, chứng chỉ: CO~CQ có đủ
- Made in: Korea, China, Taiwan, Japan, EU, G7...
c. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi
- Cấu tạo van bi: Bao gồm các bộ phận chính đó là:
- Thân van: Được thiết kế dạng ống tròn, với nhiều kiểu khác nhau như 1 PC, 2 PC, 3PC, 2 cửa, 3 cửa và được kết nối với đường ống theo kiểu nối ren và lắp mặt bích. Với chất liệu chế tạo khá đa dạng đó là inox, gang, thép, nhựa, đồng...
- Bi van (quả bi): Được lằm bằng thép không gỉ, có lỗ rỗng bên trong cho phép chất lỏng đi qua hoặc ngăn chặn lại.
- Trục van: Được làm bằng inox gắn chắc chắn với quả bi và bộ phần truyền động, giúp van đóng mở
- Gioăng làm kín: Được làm từ chất liệu Teflon, PPR... Có độ bền cao, chịu được mài mòn tốt, giúp chặn chất lỏng rò rỉ ra bên ngoài.
- Phần điều khiển gồm có các loại: Tay gạt, tay quay, điều khiển điện và điều khiển khí nén
- Nguyên lý hoạt động của van bi: Van bi có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, khi quả bi được điều khiển với góc 0 - 90 độ để đóng hoặc mở hoàn toàn và điều chỉnh lưu lượng với các góc nhỏ hơn 90 độ trở lại.
d. Ưu điểm, nhược điểm của van bi
- Ưu điểm:
- Van bi có khả năng chịu được áp lực cao, nhiệt độ cao, khí nén áp cao hơn van bướm
- Với thiết kế nhỏ gọn, giúp người dùng dễ dàng di chuyển hay lắp đặt, sửa chữa.
- Kết nối với đường ống một cách nhanh chóng bằng kiểu nối ren và lắp bích
- Sử dụng đa dạng vật liệu chế tạo nên có thể sử dụng được cho nhiều môi trường, lưu chất khác nhau.
- Van có khả năng chịu nhiệt độ cao, áp lực lớn từ khí nén, hơi nóng mà không bị dò rỉ...
- Nhược điểm:
- Van bi không sử dụng được cho các chất rắn như dạng bột, hạt, xi măng cát... Như loại van bướm.
- Đối với những kích thước lớn hơn DN500 thì van bi hiếm được sản xuất ra bởi giá thành cao.
e. Các loại van bi thông dụng
- Van bi tay gạt
- Van bi tay quay
- Van bi điều khiển điện
- Van bi điều khiển khí nén
- Van bi điều khiển điện tuyến tính
- Van bi điều khiển điện tuyến tính
II. Sự giống nhau giữa van bướm và van bi
Van bướm và van bi được điều khiển theo cùng một cách với các góc đóng mở giống nhau. Cả hai loại van này đều được thiết kế để hoạt động trên hệ thống đường ống với chức năng đóng mở hoặc kiểm soát dòng chảy ít hay nhiều trong hầu hết các ứng dụng liên quan tới đường ống. Chúng đều được thiết kế và điều khiển thông qua phần tay gạt, tay quay, cao cấp hơn đó là điều khiển bằng điện và bằng khí nén.
Như vậy! thông qua bài viết này chúng ta cùng so sánh sự khác nhau giữa van bướm và van bi có những điểm gì khác nhau và giống nhau. Hy vọng, thông qua nội dung trên quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức về 2 loại van công nghiệp này. Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ trực tiếp qua hotline: 0965.303.836 hoặc Email: son@cnthuanphat.com để nhận được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp bạn nhé.
XEM THÊM CÁC LOẠI VAN KHÁC TẠI: thuanphatvalve.com
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn