0965303836

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 7:30 - 22:00

Những sai lầm khi sử dụng van điện và cách sử dụng đúng kỹ thuật

    I. Những sai lầm khi sử dụng van điện và cách sử dụng đúng kỹ thuật

    Van điện là những thiết bị quan trọng trong trong các hệ thống đường ống dẫn chất chỏng hoặc chất khí, giúp kiểm soát dòng chảy lưu chất một cách chính để phù hợp với hệ thống và nhu cầu của người dùng. Van điện bao gồm nhiều loại như van bi điện, van bướm điện, van điện từ, van cổng điều khiển điện...Tùy vào môi trường sử dụng và chức năng của từng loại van mà chúng ta lựa chọn sao cho phù hợp.

    Van điện sử dụng nguồn điện 220VAC, 110VAC, 24VDC hoặc 380VAC để cung cấp cho động cơ hoạt động giúp van đóng mở. Van điện là thiết bị vô cùng quan trọng có thể tự động vận hành, đóng mở từ xa qua các thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính, tủ PLC...) thay thế hoàn toàn con người khi phải vận hành thủ công. Tuy nhiên, việc sử dụng van điện không đúng cách có thể làm cho van nhanh hỏng, cháy nổ, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc, tuổi thọ và chi phí của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ nêu rõ những sai lầm khi sử dụng van điện và cách sử dụng đúng kỹ thuật, mời bạn đọc tham khảo:

    1. Tổng hợp những sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng van điện

    a. Chọn sai van điện

    • Van điện có đang dạng chủng loại, mẫu mã khác nhau. Mỗi loại đều có nguyên lý làm việc riêng biệt, phù hợp với môi trường làm việc khác nhau. Ví dụ: 
    • Van bướm điều khiển điện: Có kích thước từ DN50 - DN1000 phù hợp cho hệ thống vừa và lớn, sử dụng cho môi trường chất lỏng, chất khí hoặc nguyên liệu dạng bột như xi măng, cát, sỏi...
    • Van bi điều khiển điện: Được thiết kế có kích thước từ DN15 - DN400, sử dụng cho các hệ thống chất lỏng hoặc chất khí. Loại van bi điện này không dùng cho lưu chất có tính chất đậm đặc, kết dính hay nguyên liệu rắn sẽ gây kẹt.
    • Van điện từ: Thường sử dụng trong các hệ thống đường ống có size từ DN6 - DN200, có 2 dạng đó là thường đóng và thường mở giúp tự động đóng hoặc mở khi ngắt nguồn điện. Tuy nhiên, loại van này lại không thể điều tiết được lưu lượng như các loại van bướm hay van bi.
    • Cách đúng kỹ thuật: Kiểm tra thông số kỹ thuật của van, sau đó xác định nguồn điện cung cấp cho van phải phù hợp.

    b. Lắp đặt sai hướng chiều dòng chảy

    • Van điện được thiết kế có cơ chế hoạt động không giống nhau, vì vậy hướng dòng chảy thường được kí hiệu trên thân van. Khi lắp ngược chiều van có thể không hoạt động hoặc khi vận hành sẽ dẫn tới hư hỏng.
    • Cách sử dụng: Trước khi lắp đặt cần kiểm tra hướng của dòng chảy và lắp đặt chuẩn theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

    c. Thiếu bộ lọc trước van điện

    • Thông thường trong các hệ thống khí nén hoặc nước đều không tránh khỏi cặn bẩn, rác, dẫn tới tắc van hoặc làm giảm hiệu xuất làm việc.
    • Cách thực hiện đúng: Đối với hệ thống nước thì lắp lọc y, hệ thống khí nén lắp bộ lọc khí hoặc hệ hơi nóng lắp lọc y hơi nóng.

    d. Không kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn từ nhà sản xuất

    • Quá trình hoạt động lâu dài van điện có thể bị kẹt do bụi bẩn, cặn đọng lại làm kẹt van. 
    • Cách đúng: Để khắc phục người sử dụng cần kiểm tra định kỳ van điện từ 3 - 6 tháng và vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo van hoạt động ổn định, nâng cao tuổi thọ.

    e. Chọn van điện sai nhu cầu của hệ thống

    • Mỗi một hệ thống đều có nhu cầu làm việc khác nhau, vì vậy đối với hệ thống cần hoạt động liên tục bạn hãy lựa chọn các loại VAN KHÍ NÉN
    • Đối với hệ thống cần đóng mở nhanh bạn nên sử dụng van điện từ. Tuy nhiên, loại van này không sử dụng hiệu quả khi hoạt động liên tục hoặc đóng/mở trong thời gian cấp điện dài.
    • Đối với hệ thống không cần đóng mở nhanh, bạn có thể dùng van bi điện, van bướm điện để phù hợp với hệ thống và đem lại hiệu quả cao.

    II. Cách sử dụng van điện đúng kỹ thuật

    Để sử dụng được các loại van điện đúng kỹ thuật tránh những sai sót không đáng có, gây hư hỏng, giảm tuổi thọ, hoạt động không ổn định. Qúy khách cần lưu ý sau:

    • Xác định đúng nhu cầu để sử dụng van điện phù hợp với hệ thống.
    • Rất quan trọng quá trình kiểm tra điện áp trước khi đấu nối với van.
    • Chú ý tới hướng dòng chảy và mũi trên chỉ chiều của van điện để lắp đúng chiều.
    • Lên kế hoạch kiểm tra định kỳ để vệ sinh van điện và đường ống.
    • Lựa chọn đúng loại van điện phù hợp với nhu cầu sử dụng của hệ thống và người dùng.

     

    III. Tổng hợp các loại van điện được sử dụng nhiều nhất hiện nay

    • Van bướm điều khiển điện
    • Van bi điều khiển điện
    • Van cầu điều khiển điện
    • Van điện từ
    • Van dao điều khiển điện
    • Van cổng điều khiển điện
    • Van điện từ khí nén

     

    Như vậy! Qua bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những sai lầm khi sử dụng van điện và cách sử dụng van điện đúng kỹ thuật. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp quý khách trong quá trình lựa chọn, sử dụng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Nếu bạn đang cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay tại thời điểm này nhé.

    XEM THÊM CÁC LOẠI: VAN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN

    26 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    Bài viết liên quan
    0965.303.836