0965303836

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 7:30 - 22:00

Nên sử dụng van bi điện hay van điện từ cho hệ thống công nghiệp

    Để lựa chọn được van bi điện hay van điện từ sử dụng trong các hệ thống đường ống thì việc đầu tiên bạn cần đó là tìm hiểu về những ưu nhược điểm của 2 loại van này. Tiếp theo đó là những thông số và yêu cầu cần thiết như kích thước, vật liệu, chức năng hoạt động, khả năng chịu nhiệt...Từ đó bạn sẽ lựa chọn được giữa van diện từ và van bi điều khiển điện phù hợp với hệ thống và nhu cầu mong muốn.

    Nên sử dụng van bi điện hay van điện từ

    I. Van bi điện là gì? 

    Van bi điện hay còn gọi là van bi điều khiển điện là thiết bị lắp đặt trên hệ thống đường ống dẫn chất lỏng, chất khí có nhiệm vụ đóng mở hoặc điều chỉnh lưu lượng dòng chảy theo ý muốn của người dùng. Van bi điện được làm bằng nhiều chất liệu như inox, gang, đồng, thép, nhựa PVC, UPVC, PPR...Với kích thước khá đa dạng từ DN15 - DN500 và được lắp đặt với đường ống bằng phương pháp nối ren, lắp bích, hàn, kẹp clamp vi sinh...Giúp kết nối với mọi hệt thống, mọi công trình một cách dễ dàng.

    -  Thông số kỹ thuật

    • Kích thước: 15A - 500A
    • Vật liệu: Gang, thép, nhựa, đồng, thép...
    • Điện áp sử dụng: 220V, 24V, 110V, 380V
    • Nhiệt độ làm việc: -5 - 220 độ C
    • Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25
    • Môi trường sử dụng: Nước, hơi, khí nén, xăng dầu, hóa chất...
    • Kiểu điều khiển: Tuyến tính hoặc ON/OFF
    • Kiểu kết nối: Lắp ren, nối bích, hàn, clamp...
    • Thời gian bảo hành: 12 tháng
    • Giấy tờ: CO~CQ có đủ
    • Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, EU, G7...

    1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi điện

    a. Cấu tạo van bi điện

    Van bi điện được cấu tạo khá đơn giản gồm các bộ phận chính đó là: thân van bi và bộ điều khiển điện (mô tơ điện), chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:

    - Thân van: Là phần kết nối với đường ống, được làm từ chất liệu gang, inox, thép, nhựa, đồng...Với kiểu kết nối ren, lắp bích, hàn, clamp thông dụng và có nhiều kiểu thân van như 2 ngã, 3 ngã, 2PC, 3PC, 1PC...Nên có thể phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau. Bên trong thân van có chứa nhiều bộ phận quan trọng như:

    • Qủa bi: Được làm bằng thép không gỉ có độ chắc chắn cao, chống ăn mòn cực tốt. Phần quả bi có dạng hình cầu, bên trong có lỗ rỗng giúp cho chất lỏng đi qua hoặc ngăn chặn lại.
    • Gioăng làm kín: Được làm bằng nhựa teflon (PTFE) giúp ngăn chặn dò rỉ sảy ra khi có lưu chất đi qua.
    • Trục van: Được làm bằng inox gắn chặt đầu dưới với quả bi và đầu trên được kết nối với phần điều khiển.

    Cấu tạo chi tiết van bi điện

    - Bộ điều khiển điện (mô tơ điện): Là phần quan trọng giúp điều khiển van bi đóng mở hoặc điều chỉnh lưu lượng đáp ứng nhu cầu của hệ thống. Được cấu tạo gồm các bộ phận chính như: 

    • Bộ vỏ bọc: Được làm bằng nhựa hoặc hợp kim nhôm cao cấp giúp bao bọc, bảo vệ các bộ phận bên trong của bộ mạch.
    • Bo mạch: Được tính hợp các chức năng điều khiển van giúp kết nối các linh kiện lại với nhau như: Nhận nguồn điện, màn hình led, mô tơ, công tắc đóng mở...
    • Mô tơ điện: Nhận lệnh từ mạch điện, chuyển động quay để tạo nên quá trình đóng mở van.
    • Trục bánh răng: Được gắn với mô tơ điện và trục van tạo nên lực xoắn giúp quả bi xoay theo các góc đóng mở.

    b. Nguyên lý hoạt động van bi điện

    Van bi điện có nguyên lý hoạt động khá đơn giản, khi nhận được nguồn điện thông qua bảng mạch sẽ khiến mô tơ quay và vận hành chuổi bánh răng, trục, bi van chuyển động xoay theo các góc từ 0 - 90 độ để đóng mở van. Điểm khác biệt với van điện từ đó là van bi chuyển động xoay theo góc thuận hoặc nghịch (90 - 0 độ hoặc 0 - 90 độ) để đóng mở. 

    2. Ứng dụng van bi điện

    Van bi điện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khá nhau như: Công nghiệp sản xuất, nông nghiệp, khai thác dầu mỏ, hệ thống cấp thoát nước... Cụ thể: 

    • Ứng dụng van bi điện trong sản xuất đồ uống, thực phẩm, dược phẩm...
    • Ứng dụng van bi điều khiển bằng điện trong hệ thống nước sinh hoạt, nước thải...
    • Ứng dụng van bi điện trong hệ thống khí nén, thông gió...
    • Ứng dụng van bi điện trong các hệ thống lò hơi, nồi hơi...
    • Ứng dụng van bi điện trong ngành đóng tàu thuyền, sản xuất ô tô, robot...
    • Ứng dụng van bi điện trong hệ thống dẫn nguyên liệu xăng dầu, hóa chất...

    Van bi điện công nghiệp

    3. Ưu và nhược điểm van bi điện

    - Ưu điểm van bi điện:

    • Kích thước đa dạng từ DN15 - DN500
    • Kiểu kết nối thông dụng, dễ dàng lắp đặt với đường ống, hệ thống khác nhau.
    • Có thể điều chỉnh được lưu lượng dòng chảy một cách dễ dàng, chính xác.
    • Có độ bền cao, chịu được áp lực lớn và nhiệt độ cao
    • Chất liệu chế tạo đa dạng như gang, inox, nhựa, đồng, thép...Nên sử dụng được cho nhiều hệ thống lưu chất khác nhau.
    • Khi kết thúc hành trình đóng mở van tự ngắt điện giúp bảo vệ bộ điện không bị ngâm điện lâu, nên có độ bền cao.

    - Nhược điểm sử dụng van bi điện:

    • Qúa trình đóng mở khá chậm từ 10s - 30s cho một hành trình.
    • Giá thành van bi điện cao hơn van điện từ.

    II. Van điện từ - Solenoid valve

    Van điện từ (tiếng anh: Solenoid valve) là thiết bị chuyên sử dụng cho các hệ thống đường ống dẫn lưu chất lỏng hoặc chất khí, giúp người dùng kiểm soát được dóng chảy trong đường ống bằng cách đóng/mở nhanh chóng. Van điện từ thường có 2 dạng đó là thường đóng (NC) và thường mở (NO) giúp người dùng tiết kiệm điện khi chỉ cần ngắt nguồn điện van sẽ tự động trở về vị trí ban đầu.

    Van điện từ được chế tạo bằng chất liệu từ inox, gang, nhựa, đồng...Với kích thước từ DN8 - DN100 nên phù hợp với hệ thống đường ống nhỏ và vừa. Ngoài ra, van sử dụng nguồn điện áp thông dụng như 220V, 24V, 12V, 110V nên giúp người dùng dễ dàng lắp đặt bất kì đâu chỉ cần có nguồn điện.

    - Thông số kỹ thuật van điện từ:

    • Kích cỡ: DN8 - DN100
    • Chất liệu chế tạo: Gang, thép, đồng thau, nhựa PVC, UPVC, PPR...
    • Nguồn điện cấp: 24VDC, 12VDC, 220VAC, 110VAC
    • Áp lực làm việc: 10bar, 16bar, 25bar, 40bar, 60bar, 100bar, 120bar, 160bar...
    • Nhiệt độ làm việc: -5 - 180 độ C
    • Kiểu van: Thường đóng hoặc thường mở.
    • Lưu chất sử dụng: Nước, hơi, khí nén...
    • Kiểu kết nối: Lắp ren, nối bích
    • Thời gian bảo hành: 1 năm
    • Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, G7,...

    1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van điện từ

    a. Cấu tạo van điện từ

    Van điện từ được cấu tạo khá đặc biệt gồm các bộ phận chính như:

    • Thân van: Được làm bằng thép, gang, nhựa, đồng...với kiểu nối ren và lắp bích thông dụng.
    • Nắp van: Được làm cùng vật liệu với thân van, được kết nối với thân van qua các bulong siết chặt với nhau. 
    • Coil điện: Được chế tạo bằng dây đồng quấn thành cuộn giúp tạo nên lực hút để giúp van đóng mở.
    • Màng van: Được làm bằng cao su EPDM hoặc PBR giúp đóng mở hoặc cho phép chất lỏng đi qua.
    • Trục van: Được làm bằng thép không gỉ giúp kết nối phần đĩa van để thực hiển việc đóng mở khi có từ trường sinh ra.
    • Lò xo: Được làm bằng hợp kim cứng chắc, có sự đàn hồi cao giúp van đóng/mở khi ngừng cấp điện.

    Cấu tạo chi tiết van điện từ

    b. Nguyên lý hoạt động van điện từ

    Van điện từ chỉ hoạt động được khi có nguồn điện cấp vào cuộn dây (coil điện), lức này đó sẽ tạo ra từ trường để hút lõi sắt bên trong thân van. Trường hợp lực từ trường thắng lực lò xo nén thì van sẽ mở. Và ngược lại khi ở trạng thái van đóng thì tương thích với dòng điện vào cuộn dây sẽ bị ngắt, lúc này lực đàn hồi của lò xo sẽ ép lõi sắt trở về vị trí đóng ban đầu.

    c. Ưu điểm và nhược điểm của van điện từ

    - Ưu điểm van điên từ: 

    • Đóng mở rất nhanh, gần như chỉ cần cấp điện vào là van đã thực hiện ngay hiệu lệnh.
    • Van điện từ có giá thành rẻ hơn van bi điện bởi thiết kế của van khá đơn giản, nhưng đem lại hiệu quả cao.
    • Thiết kế thon gọn, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa thay mới.
    • Kết nối với đường ống một cách dễ dàng thông qua phương pháp nối ren và lắp bích.
    • Về cơ chế hoạt động thì van có thể tự kích hoạt đóng hoặc mở khi ngắt nguồn điện.
    • Nhược điểm van điện từ:
    • Quá trình cấp điện không được quá lâu sẽ làm nóng coil điện và gây chập cháy.
    • Van điện từ chỉ có chức năng đóng hoặc mở, không thể điều tiết được lưu lượng dòng ít hay nhiều như loại van bi điện.

    d. Ứng dụng van điện từ

    Tìm hiểu các ứng dụng nổi bật của van điện từ cùng chúng tôi sau đây:

    • Ứng dụng trong các hệ thống cấp nước sinh hoạt, nước thải...
    • Sử dụng trong các hệ thống bể bơi, hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời...
    • Sử dụng trong hệ thống khí nén áp lực cao, trong máy rửa xe ô tô, xe máy...
    • Ứng dụng cho các hệ thống hơi nóng, lò hơi, nồi hơi...

    Van điện từ hơi nóng, khí nén giá rẻ

    II. Nên sử dụng van bi điện hay van điện từ cho hệ thống công nghiệp

    Qua những thông tin từ phần (I) chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 2 loại van đó là van điện từ và van bi điều khiển điện. Vậy làm thế nào để lựa chọn giữa van điện từ và van bi điện? Để lựa chọn van chúng ta cần căn cứ vào hệ thống của mình đang yêu cầu sử dụng với mục đích gì? Cần thực hiện chức năng gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu sau đây:

    • Nếu hệ thống cần tốc độ đóng mở nhanh bạn nên sử dụng van điện từ.
    • Nếu hệ thống cần loại bỏ những hiện tượng thuỷ kích và cần có độ an toàn cao bạn nên sử dụng van bi điện.
    • Nếu bạn cần lắp đặt cho hệ thống có kích thước lớn hơn DN100, bạn nên lựa chọn van bi.
    • Để có thể điều chỉnh lưu lượng dòng chảy ít hay nhiều, bạn nên lựa chọn van bi điện tuyến tính.
    • Nếu hệ thống của bạn ít khi cần đóng hoặc mở thì bạn nên lựa chọn van điện từ.
    • Đối với những hệ thống yêu cầu đạt áp lực cao, bạn nên chọn van điện từ để đáp ứng nhu cầu.

     

    TỔNG KẾT: Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hai loại van bi và van điện từ. Hy vọng, qua bài viết này quý khách sẽ biết được nên sử dụng van bi điện hay van điện từ cho hệ thống công nghiệp, từ đó giúp cho hệ thống sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ trực tiếp hotline: 0965.303.836 hoặc Email: son@cnthuanphat.com để nhận được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. 

    Nguồn: thuanphatlvalve.com

    161 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!

    0 Đánh giá sản phẩm này

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
    Bài viết liên quan
    0965.303.836