Khí nén là gì?
Để tìm hiểu về khí nén là gì? Các cách để tạo ra khí nén? Ứng dụng của khí nén trong đời sống sản xuất thực tế như thế nào? Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây chúng sẽ giải thích cụ thể những vẫn đề liên quan đến khí nén, cùng nhau tìm hiểu sau đây nhé:
I. Giới thiệu, Khí nén là gì?
Khí nén là gì? Khí nén còn có tên gọi tiếng anh là "Compressed Air" được tạo ra từ nguồn năng lượng từ không khí tự nhiên hay được áp dụng các phương pháp hóa học đển nén không khí lại với mức áp suất từ 3000psi, 3600psi, để tạo ra năng lượng thay thế cho các nhiều nguồn năng lượng khác và đây là nguồn năng lượng vô hạn.
Khí nén là nguồn năng lượng mới có sẵn trong tự nhiên và được nén lại thông qua máy khí nén hay phương pháp thủ công, để phục vụ cho các máy móc, thiết bị sản xuất hoạt động trong đời sống, nhất là ngành công nghiệp, sản xuất khác nhau.
Việc sử dụng nguồn năng lượng khí nén đem hiệu quả lại rất lớn cho người sử dụng, thứ nhất là độ an toàn, không gây độc hại, thân thiện mới môi trường và có độ chính xác cao khi xuất tới các máy móc, thiết bị cần sử dụng.
II. Cách để tạo ra khí nén
Việc tạo ra khí nén để phục vụ cho công việc sản xuất, hiên nay có thể nói là đơn giản, theo hai cách đó là: từ hệ thống máy khí nén và cách nén khí thủ công. Để hiểu rõ hơn chúng ta đi sâu vào tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:
1. Cách tạo ra khí nén bằng hệ thống máy khí nén
Để tạo ra được khí nén từ máy khí nén gồm các bộ phận cấu thành sau là: Máy khí nén, bình thích áp( bình tích khí), thiết bị xử lí khí nén.
a. Máy khí nén
Máy khí nén là thiết bị sử dụng nguồn điện để hoạt động và trực tiếp tạo ra khí nén phục vụ cho các mục đích, như trong các nhà máy sản xuất, trong sửa chữa máy móc, trong y tế...Tùy thuộc vào công việc cần sử dụng mà chúng ta lựa chọn kiểu máy khí nén cho phù hợp như: Máy khí nén piston, máy khí nén trục vít, máy khí nén ly tâm cao cấp…vvv
b. Bình tích áp (bình tích khí)
Bình tích khí được cấu tạo bằng nhiều vật liệu khác nhau như: Inox, Thép, Gang…Với đầy đủ kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, nên có thể phục vụ cho cả hệ thống công nghiệp lơn, vừa và nhỏ cho đế các hộ gia đình.
Bình tích khí được sử dụng sau khi cấp khí đầy đủ tới các thiết bị máy móc thì được nạp đầy khí vào trong bình tích áp( đối với máy khí nén được gắn trực tiếp trên bình áp suất).
Đơn giản dễ hiểu hơn đó là: Bình tích áp được sử dụng với mục đích là lưu trữ khí nén sau khi đã được tạo ra vào bên trong, phục vụ hệ thống cần sử dụng khí. Việc sử dụng bình tích áp chờ có thể tránh được sự gián đoạn hay thiếu hụt khí nén khi gặp sự cố về máy tạo khí, hay mất điện.
Ngoài ra bình chứa tích khí còn có tác dụng lớn khác đó là làm ngưng tụ hơi nước, bụi bẩn, các tạp chất mà từ máy khí nén tạo ra chưa được lọc. Đồng thời còn làm mát khí cung cấp cho máy lọc khí, máy sấy khí, máy phục vụ cho chế biến thực phẩm sạch…
c.Thiết bị xử lý khí nén
Khi chuyền tải khí nén đến các thiết bị sử dụng, đồng thời trong khí nén mang theo hơi nước, bụi bẩn, cặn bẩn dầu, và một số tạp chất khác…Điều này dẫn tới hệ quả khi đi qua đường ống dẫn khí sẽ bị gỉ sét, ăn mòn đường ống, thậm chí là hư hỏng, thủng theo thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy, để được đưa khí nén vào trong hệ thống chúng ta cần xử lí trước theo các giai đoạn sau. Thông thường ta sẽ làm theo 3 giai đoạn đó là:
-
Giai đoạn thứ 1: Sử dụng bộ phận lọc bụi khô kết hợp với bình ngưng để tách hơi nước, lọc khí, lọc bụi bẩn ra ngoài.
-
Giai đoạn thứ 2: Sử dụng thiết bị sấy khô khí nén để loại bỏ hới nước ngưng tụ bên trong khí nén.
-
Giai đoạn thứ 3: Lọc khí tinh, loại bỏ toàn bộ các tạp chất, bảo đảm cả các tạp chất nhỏ nhất cũng được loại bỏ từ đó tạo nên lượng khí sạch, xanh, an toàn nhất cho môi trường hay người sử dụng.
III.Điều cần biết khi sử dụng khí nén
Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm của khí nén, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sau đây nhé:
-
Khí nén ít thay đổi theo nhiệt độ, khí nén được nén trong các bình chứa khí, phục vụ cung cấp khí cho các nhu cầu cần thiết.
-
Khí nén hoạt động với áp suất 6bar, là dạng khí nên có độ an tòa cao, ít nguy cơ cháy nổ sảy ra.
-
Vận tốc của khí nén lên đến 1 – 2 m/s, nhanh chóng, chính xác trong quá trình sử dụng.
-
Đối với các ngành chế biến thực phẩm, y tế, dược phẩm, cần những lượng khí nén sạch, sau khi thu nén khí lại và được lọc sạch để phù hợp với an toàn vệ sinh.
-
Khí nén là nguồn năng lượng bao la trong tự nhiên nên có thể sử dụng nhiều mà không lo đến vấn đề cạn kiệt năng lượng.
IV.Ứng dụng của khí nén
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các ứng dụng sử dụng khí nén trong thực tế hiện nay:
-
Ứng dụng 1: Sử dụng trong các nhà máy lắp ráp xe, xưởng sửa chữa ô tô, xe máy…
-
Ứng dụng 2: Sử dụng trong ngành y tế, cung cấp oxy, làm sạch, sấy khô các vật liệu y tế…
-
Ứng dụng 3: Sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất, linh kiện điện tử, hệ thống thông gió, thăm dò độ sâu…
-
Ứng dụng 4: Sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm, dược phẩm,….
-
Ứng dụng 5: Sử dụng trong sản xuất đóng gói, đóng trai, nhà máy nước khoáng, nước giải khát, bia, rượu…
-
Ứng dụng 6: Sử dụng trong các nhà máy thép, đúc, gang, làm mát dụng cụ, giảm carbon trong thép…
-
Ứng dụng 7: Sử dụng trong khai thác khoang sản, than đá, mỏ, dầu…
ĐẶC BIỆT: Khí nén là năng lượng trực tiếp để có thể điều khiển hoạt động và sử dụng các loại van khí nén, quý khách có thể tham khảo các loại van khí nén chuyên được ưu chuộng sử dụng khí nén hiện nay dưới đây:
-
Van dao điều khiển khí nén
-
Van cổng điều khiển khí nén
-
Van cầu điều khiển khí nén
XIN CẢM ƠN QUÝ KHÁC ĐÃ LẮNG NGHE BÀI VIẾT CỦA CHÚNG TÔI
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn