Hướng dẫn sử dụng van bướm điều khiển điện | Chuẩn kỹ thuật cao
I. Hướng dẫn sử dụng van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện là loại van bướm sử dụng động cơ điện để điều khiển quá trình đóng mở hoặc điều chỉnh lưu lượng của chất lỏng, chất khí trong thệ thống đường ống. Điểm đặc biệt của loại van bướm điện này đó là khả năng kết nối tín hiệu (4-20mA hoặc 0-10V) với trung tâm điều khiển một cách dễ dàng, cho phép người dùng điều khiển van tự động đóng mở từ xa mà không cần tới trực tiếp để thực hiện.
Về cơ bản thì van bướm điều khiển bằng điện được thiết kế khá đơn giản, dễ dàng lắp đặt và kết nối tín hiệu để sử dụng. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng quy trình thực sử dụng van bướm điện mà nhà sản xuất hướng dẫn thì quý khách cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
1. Hướng dẫn lắp đặt van bướm điều khiển điện
1.1. Chuẩn bị lắp đặt
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của van, phải đảm bảo phù hợp với hệ thống như: kích thước, điện áp, áp suất, nhiệt độ, kiểu hoạt động...
- Chọn vị trí lắp đặt van có đủ không gian vận hành, dễ lắp đặt, thuận tiện cho việc bảo trì - bảo dưỡng.
- Vệ sinh sạch sẽ đường ống, tại vị trí lắp đặt van. Kiểm tra và test van bướm điện, đảm bảo hoạt động tốt.
- Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt: bulong, ốc vít, cờ lê, mủi lết, kìm, dây điện, để tiến hành lắp đặt.
1.2. Các bước lắp đặt van bướm điện
- Định vị van bướm vào vị trí giữa 2 mặt bích có sẵn trên 2 đầu đường ống.
- Tiến hành xỏ bulong lần lượt qua các lỗ bulong thiết kế trên thân van. Sau đó xiết chặt đảm bảo van chắc chắn là đã hoàn thành.
- Thực hiện kết nối nguồn điện vào bộ điều khiển điện qua sơ đồ hướng dẫn từ nhà sản xuất.
- Test van và kiểm tra hành trình đóng mở của van có kín hay không? Điều tiết lưu lượng có chính xác hay không.
2. Hướng dẫn vận hành van bướm điều khiển điện
- Kiểm tra tín hiệu điện cung cấp cho bộ điều khiển điện.
- Đối với loại van bướm điều khiển điện ON/OFF, bật công tắc hoặc điều khiển van đóng mở hoàn toàn trên tủ điều khiển hoặc thiết bị thông minh.
- Đối với loại van bướm điều khiển điện tuyến tính: Sử dụng bộ tín hiệu 4-20mA (chiết áp) để điều chỉnh các góc đóng mở của van phù hợp với lưu lượng cài đặt.
- Lưu ý: Quá trình hoạt động của van cần quan sát, kiểm tra xem có hiện tượng bất thường sảy ra hay không? Có sự cố bất thường hay không? Từ đó có thể khác phục nhanh chóng.
3. Xử lý sự cố và bảo trì định kỳ
- Tiến hành kiểm tra van định kỳ, động cơ điện, thân van bướm. Có thể lên kế hoạch từ 3-6 tháng để thực hiện.
- Một số sự cố thường gặp: Mất nguồn điện dẫn tới van không hoạt động, đĩa van bị kẹt trong đường ống, quá trình hoạt động van quá tải và sự cố đấu nhầm nguồn điện cho van dẫn tới chập cháy.
II. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động van bướm điều khiển điện
1. Cấu tạo van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển điện có cấu tạo khá đơn giản gồm 2 phần chính sau:
A. Thân van bướm:
Là sự kết hợp từ nhiều bộ phận với nhau như:
- Thân van: Được chế tạo bằng nhiều chất liệu như inox, gang, thép, nhựa hoặc hợp kim nhôm cao cấp, có độ bền cao, chịu được áp lực lớn. Đây cũng là phần kết nối trực tiếp với đường ống và liên kết các bộ phận khác lại với nhau.
- Đĩa van: Thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, có thể xoay các góc 0 - 90 độ để ngăn chặn hoặc cho lưu chất đi qua.
- Trục van: Sử dụng chất liệu inox đặc, trục dài, giúp kết nối giữa động cơ và cánh van, qua đó thực hiện nhiệm vụ truyền lực chuyển động để xoay đĩa van đóng mở.
- Gioăng làm kín: Chế tạo bằng chất liệu cao su EPDM, PTFE hoặc NBR, có độ bền cao, chịu được lực mát sát lớn và chống rò rỉ lưu chất khỏi van.
B. Bộ điều khiển điện
Bộ điều khiển điện phần quan trọng nhất, được sử dụng để điều khiển quá trình đóng/mở van theo tín hiệu điện từ trung tâm điều khiển. Bộ động cơ điện sử dụng nguồn điện 220V, 24V, 110V, 380V để hoạt động, vận hành toàn bộ quá trình đóng mở van. Dưới đây là các bộ phận chính cấu tạo nên bộ truyền động điện:
- Khung vỏ bảo vệ: Được làm thành hộp khối chắc chắn hình chữ nhật hoặc hình vuông. Sử dụng chất liệu bằng nhựa cao cấp hoặc hợp kim nhôm sơn tĩnh điện, đạt tiêu chuẩn IP67/IP68 chống nước, chống bụi và các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
- Công tắc hành trình: Có chức năng ngăn chặn sự quá áp, quá nhiệt để bảo vệ thiết bị trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, công tắc giới hạn hành trình còn giúp tự động ngắt nguồn điện khi kết thúc hành trình đóng 100% hoặc mở 100%.
- Bảng mạch điện: Tiếp nhận tín hiệu điện và vận hành quá trình đóng/mở của van theo cài đặt từ người sử dụng.
- Mô-Tơ điện: Được sử dụng để tạo nên chuyển động quay, tạo nên lực kéo giúp làm xoay trục và cánh van theo các góc khác nhau để đóng mở.
2. Nguyên lý hoạt động van bướm điều khiển điện
Van bướm điều khiển bằng điện hoạt động theo nguyên lý chuyển động xoay của động cơ, tạo ra lực mô men xoắn giúp làm xoay trục van đóng mở. Van bướm điện vận hành theo 2 chế độ:
- Van bướm điều khiển điện ON/OFF: Khi nhận được tính hiệu điện, bộ động cơ chuyển động khiến trục van, làm đĩa van xoay góc từ 0 - 90 độ để đóng mở.
- Van bướm điều khiển điện tuyến tính: Khi nhận được tín hiệu điện, bộ điều khiển điện có thể điều chỉnh các góc đóng mở của van theo tín hiệu (4-20mA) hoặc (0-10V) từ hệ thống trung tâm.
III. Phân loại van bướm điều khiển điện
Dưới đây là các loại van bướm điều khiển điện được sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường:
1. Phân loại theo vật liệu chế tạo van bướm điều khiển điện
- Van bướm gang điều khiển điện: Sử dụng cho hệ thống nước sạch, nước thải, lưu chất không có tính ăn mòn.
- Van bướm inox điều khiển điện: Sử dụng cho đa dạng môi trường, chống ăn mòn tốt, và có độ bền cao.
- Van bướm thép điều khiển điện: Chuyên dùng cho hệ thống có nhiệt độ cao, áp lực lớn.
- Van bướm nhựa điều khiển điện: Ứng dụng chủ yếu trong các hệ thống nước và môi trường có tính ăn mòn cao như a xít, kiềm, bazo, nước biển...
2. Phân loại van bướm điều khiển điện theo nguồn điện
- Van bướm điều khiển điện 24VDC
- Van bướm điều khiển điện 380VAC
- Van bướm điều khiển điện 220VAC
- Van bướm điều khiển điện 110VAC
3. Phân loại van bướm điều khiển điện theo chức năng điều khiển
- Van bướm điện ON/OFF: Mở hoàn toàn 100% hoặc đóng hoàn toàn 100%
- Van bướm điện tuyến tính: Nhận tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V, có thể điều chỉnh lưu lượng dòng chảy theo các góc nhất định từ 0 - 90 độ.
4. Phân loại van bướm điều khiển điện theo kiểu kết nối
- Van bướm điện mặt bích: Sử dụng cho hệ thống lớn, đảm bảo kết nối chắc chắn, sử dụng cho hệ thống có áp suất cao.
- Van bướm điện kiểu lug: Thiết kế các vòng ren quạnh rìa phần thân van bướm giúp kết nối nhanh chóng với mặt bích thông qua phương pháp kết nối bắt bulong.
- Van bướm điều khiển điện kiểu Wafer: Thiết kế đặc biệt có 4 tai bích hoặc 2 tai bích giúp kết nối với đường ống 1 cách nhanh chóng, dễ dàng tháo lắp. Đặc biệt mức giá rẻ nhất so với 2 dạng kết nối trên.
TỔNG KẾT: Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về van bướm điều khiển điện là gì? Hướng dẫn sử dụng van bướm điều khiển điện chuẩn yêu cầu kỹ thuật. Hy vọng, những thông tin này sẽ bổ xung cho quý khách kiến thức bổ ích, giúp cho quá trình sử dụng sau này trở nên đúng cách và có hiệu quả cao nhất. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0965303836 hoặc Email: son@cnthuanphat.com để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp 24/24h.
XEM THÊM CÁC LOẠI: VAN BƯỚM ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn