Đầu phun chữa cháy (Sprinkler) | Đầu phun tự động PCCC
I.Giới thiệu, Đầu phun chữa cháy (Sprinkler)
Đầu phun chữa cháy (Sprinkler) là loại đầu phun nước tự động chuyên được sử dụng trong hệ thống PCCC. Khi có đám cháy xuất hiện gây ra mức nhiệt độ vượt mức quy định của van thì lúc này van sẽ tự động xả nước giúp dập tắt đám cháy.
Đầu phun chữa cháy (Sprinkler) là loại đầu phun sử dụng để bảo vệ các cơ sở có mức độ nguy cơ cháy thấp, đám cháy nhỏ. Đầu phun chữa cháy (Sprinkler) hoạt động riêng lẽ theo từng khu, cho phép phun lên tới 400 lít/phút.
Đầu phun chữa cháy Spriker được chia làm 3 loại hướng quay khác nhau đó là: Đầu phun chữa cháy Spriker quay lên, Đầu phun chữa cháy Spriker quay xuống, Đầu phun chữa cháy Spriker quay ngang. Với kích cỡ đa dạng: DN15mm, DN20mm, DN25mm…DN50mm…
II.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động đầu phun chữa cháy (Sprinkler)
1.Cấu tạo đầu phun chữa cháy (Sprinkler)
Đầu phun chữa cháy được cấu tạo khá đơn giản, gồm các bộ phận chính đó là:
Thân đầu phun Sprinker, bộ phận cảm ứng nhiệt, nút chặn và tấm dẫn hướng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn sau đây nhé:
a.Bộ phận thân đầu phun Sprinker
Thân đầu phun được cấu tạo bằng hợp kim cao cấp, inox, đồng hoặc mạ crom. Nên có khả năng chịu được nhiệt độ cao và áp lực cao. Thân van giúp liên kết bộ phận cảm ứng nhiệt bộ phận chặn làm kín.
b.Bộ phận cảm ứng nhiệt của đầu phun Spriker
Được thiết kế với một bình thủy tinh có chứa thủy ngân bên trong. Khi có đám cháy xuất hiện đồng nghĩa với nhiệt độ tăng lên đến ngưỡng quy định thì bình chứa thủy ngân sẽ vỡ làm cho nút chặn bị rơi ra cho phép nước xả ra để dập tắt đám cháy.
c.Bộ phận nút chặn
Được làm bằng cao su hoặc nhựa hay kim loại…Có tác dụng ngăn chặn nước bên trong đường ống không rò rỉ ra ngoài bộ phận cảm ứng.
d.Bộ phận dẫn hướng
Được lắp đặt trên thanh đầu phun đối diện với nút chặn. Có tác dụng chia đều dòng phun nước và quyết định đến hướng của đầu phun.
2.Nguyên lý hoạt động của đầu phun chữa cháy Spriker
Đầu phun chữa cháy Spriker có nguyên lý hoạt động như sau, mời quý khách tham khảo:
Mỗi loại đầu phun khác nhau đều có sự khác nhau về thời gian và nhiệt độ vỡ bình thủy tinh khác nhau cùng với đó là tốc độ xả nước và lượng nước xả nước.
Khi nhiệt độ tăng lên tới mức quy định của bình thủy tinh, lúc này sự giản nở của thủy ngân bên trong sẽ làm vỡ bình thủy tinh thì nút chặn sẽ bị rơi ra cho phép nước được xả ra để xử lý dập tắt đám chắt trong phạm vi phun.
III.Nhiệt độ tác động của đầu phun chữa cháy Spriker
Tìm hiểu về nhiệt độ tác động của đầu phun chữa cháy Spriker được quy định như sau:
-
Đầu phun chữa cháy Spriker lắp đặt trong phòng có nhiệt độ không khí cực đại khoảng 55℃ thì nhiệt độ tác động là: 65℃ hoặc 72℃.
-
Đầu phun chữa cháy Spriker lắp đặt trong phòng có nhiệt độ không khí cực đại khoảng 55℃ thì nhiệt độ tác động là: 65℃ hoặc 72℃.
-
Đầu phun chữa cháy Spriker lắp đặt trong phòng có nhiệt độ không khí cực đại khoảng 56℃ - 70℃ thì nhiệt độ tác động là: 94℃.
-
Đầu phun chữa cháy Spriker lắp đặt trong phòng có nhiệt độ không khí cực đại khoảng 70℃ - 100℃ thì nhiệt độ tác động là: 142℃.
-
Đầu phun chữa cháy Spriker lắp đặt trong phòng có nhiệt độ không khí cực đại khoảng 101℃ - 140℃ thì nhiệt độ tác động là: 182℃.
IV.Các loại đầu phun chữa cháy Spriker chúng tôi cung cấp hiện nay
-
Đầu phun chữa cháy Spriker Tyco
-
Đầu phun chữa cháy Spriker viking (Mỹ)
-
Đầu phun chữa cháy Spriker Protector (Đài Loan)
-
Đầu phun chữa cháy Spriker Masteco (New York, Elmsford)
-
Đầu phun chữa cháy Spriker Drencher (Trung Quốc)
XIN CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LẮNG NGHE BÀI VIẾT CỦA CHÚNG TÔI
Xem thêm: Các thiết vị van chữa cháy tai đây.
{{{{{{{{{{{ VAN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY }}}}}}}}}}}
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn