Công tắc dòng chảy là gì? Lưu ý khi lắp đặt cảm biến áp suất
I.Tìm hiểu, công tắc dòng chảy là gì?
1.Công tắc dòng chảy là gì?
Công tắc dòng chảy (Tiếng anh: Flow Switch) hay còn được gọi là công tắc lưu lượng, công tắc báo dòng chảy, công tắc báo lưu lượng dòng chảy, công tắc cảm biến dòng chảy là thiết bị cảm biến dòng chảy, với chức năng chính là phát hiện dòng chảy của lưu chất lỏng có hay không bên trong đường ống. Hay có thể hiểu đơn giản hơn công tắc dòng chảy sử dụng cảm biến để thông báo trạng thái chất lỏng trong đường ống được lắp đặt.
Công tắc dòng chảy được thiết kế với 2 trạng thái ON và OFF, qua đó để thông báo lưu lượng chất lỏng bên trong đường ống còn hay không. Vì vậy công tắc dòng chảy ứng dụng nhiều bên trong các hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống máy bơm, hệ thống PCCC, nhà máy sản xuất đồ uống, đường ống dẫn nhiên liệu xăng dầu, các đường ống dẫn chất lỏng…
2.Những lưu ý khi lắp đặt công tắc dòng chảy
Chúng ta cần lưu ý trong quá trình lắp đặt công tắc dòng chảy một cách đúng kỹ thuật để tránh khỏi tình trạng hư hỏng không mong muốn, cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây!
a.Các lưu ý khi lắp đặt công tắc dòng chảy
-
Tránh tháo nắp công tắc dòng chảy khi đang bật điện, có thể gây sốc điện.
-
Cần lưu ý lắp đúng chiều mũi tên chỉ thị dòng chảy lưu chất lỏng cho phù hợp với quy định.
-
Chú ý không để nước rơi qua microswich, có thể gây nên hiện tượng sốc điện.
-
Chú ý không vặn định viết ngoài, vít cài đặt và vít hoạt động.
-
Lưu ý kết nối chuyển đổi với mặt đất và không kết nối dây nối với đường ống khí.
-
Cần lắp đặt công tắc dòng chảy ở những nơi an toàn, tránh va đập.
-
Đối với dòng chảy lưu chất lỏng có tốc động dòng chảy 2m/S≤.
-
Kết nối với mặt đất không ổn định có thể gây sốc điện.
-
Cần chú ý nếu chất lỏng chảy theo hướng ngược lại có thể làm cho Paddle bị hư hỏng.
b.Công tác chuẩn bị và bảo dưỡng công tắc dòng chảy
Việc bảo dưỡng, bảo trì công tắc dòng chảy là công việc rất quan trọng để giúp hệ thống, thiết bị hoạt động ổn định tốt nhất trong qúa trình làm việc không sảy ra sai hay hư hỏng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu sau đây nhé:
-
Để an toàn trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng cần cắt nguồn điện.
-
Đóng van và nguồn của dòng chảy để tiến hành công tác làm sạch, vệ sinh.
-
Trường hợp ống bị mòn hay dư lượng chất rắn tích tụ tại trên van dòng chảy, dòng chảy chuyển đổi có thể bị phá vỡ, điều này có thể dẫn tới bơm không hoạt động.
-
Tiếp theo để vệ sinh bên trong khoang công tắc dòng chảy ta dùng tô vít tháo 2 ốc ren.
-
Tiến hành vệ sinh đầu dò điện cực, bảo đẩm bộ phận quay không có vật cản hay kẹt khi chất lỏng chảy qua.
-
Nếu đầu đò điện trong quá trình làm việc bị bám cặn cần vệ sinh loại bỏ tạp chất bám dính ngay.
-
Sau khi kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ cần lắp lại như trạng thái ban đầu và cho chạy thử để kiểm tra quá trình hoạt động lần cuối sau khi vận hành.
-
Lên kế hoạch để kiểm tra và bảo trì đúng thời hạn.
***Xem thêm: Cấu tạo và cách lắp đặt công tắc dòng chảy tại đây!
{{{{{{{{{{ Công tắc dòng chảy }}}}}}}}}}}
II.Những lưu ý khi lắp đặt cảm biến áp suất
Để hiểu rõ hơn được những lưu ý trước khi lắp đặt và sử dụng cảm biến áp suất. Trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau trả lời về các câu hỏi mà khách hàng thắc mắc và cần nhưng lời giải đáp như cảm biến áp suất là gì? Cấu tạo cảm biến áp suất, nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất như thế nào? Có những cách nào để khắc phục cảm biến áp suất khi gặp sự cố? Cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây!
1.Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất là thiết bị điện tử được sử dụng để đo áp suất, chúng hoạt động được do sự chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện. Cảm biến áp suất được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống liên quan đến áp suất, trong các ngành công nghiệp, nhà máy sản xuất, các hệ thống máy bơm điều áp, hệ thống lò hơi, máy khí nén, áp lực nước, khí gas,…
2.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất
a.Cấu tạo cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất được cấu tạo khá đơn giản, gồm 2 bộ phận chính đó là:
- Electrical connection:Chân kết nối điện
- Process connection: Bộ phận khuyếch đại tín hiệu
- Sensor: Màng cảm biến xuất tín hiệu.
- Process connection: Chân kế nối cảm biến bằng ren.
Từ các bộ phận trên cấu tạo trên của cảm biến áp suất mà chúng tôi chia thành 2 phần chính đó là:
-
Phần cảm biến: Đây là bộ phận nhận tín hiệu từ áp suất và truyền tín hiệu về khối xử lý. Có rất nhiều loại cảm biến mà có tín hiệu chuyển từ hiệu cơ của áp suất sang tín hiệu điện trở, điện dung, dòng điện…về khối sử lý. Nhưng trong đó điện áp điện trở và điện dung được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
-
Phần khối xử lý: Bộ phận này có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ khối cảm biến và xử lý chuyển đổi tín hiệu sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo áp suất với ngõ tín hiệu 4 – 20mA.
b.Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất có nguyên lý hoạt động khá đơn giản như sau:
Dựa vào sơ đồ trên ta có thể hiểu dễ dàng hơn như sau: Khi áp suất đi vào thì màng sẽ căng lên từ trái sang phải, ngược lại khi áp suất âm đi vào thì màng sẽ căng lên từ phải sang trái. Nhờ sự thay đổi trạng thái này mà tín hiệu được xử lý thông tin, thông qua đó ta có thể biết được áp suất đã đo là bao nhiêu.
Trên màng cảm biến áp suất được thiết kế thêm các cảm biến nhỏ từ đó sẽ phát hiện lực tác động và sự thay đổi chiều. Qua đó cảm biến sẽ có nhiệm vụ so sánh sự thay đổi lúc ban đầu với lực tác động, để biết được % biến dạng là bao nhiêu.
3.Cách lắp đặt và lưu ý lắp đặt cảm biến áp suất
a.Cách lắp đặt cảm biến áp suất
Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ tới quý khách cách lắp đặt và những lưu ý khi lắp đặt cảm biến áp suất sau đây!
-
Đầu tiên cần khóa van để ngăn chặn nước hoặc khí thoát ra ngoài, trong quá trình lắp đặt.
-
Tiếp theo cần tháo phần kết nối điện của cảm biến và sử dụng khóa thích hợp với kích cỡ bulong cảm biến sau đó siết chặt.
-
Bước tiếp theo lắp phần kết nối điện vào (Chú ý: Lựa chọn nguồn điện đúng với thông số kỹ thuật điện áp quy định trên công tắc dòng chảy).
-
Bước cuối cùng là mở khóa van cho áp suất của khí hoặc chất lỏng đi vào và kiểm tra quá trình hoạt động đã chuẩn hay chưa. Nếu có sảy ra sự cố cần kiểm tra lại và sử lý ngay.
b.Những lưu ý khi lựa chọn, lắp đặt cảm biến áp suất
Dưới đây là những kinh nhiệm đúc kết được trong quá trình làm việc và sử dụng cảm biến áp suất trong nhiều năm làm việc, qua đó chúng tôi sẽ chia sẽ nhưng điểm cần trú trọng từ việc lựa chọn cho tới lắp đặt cảm biến áp suất, theo dõi sau đây!
-
Xác định dãy đo áp suất là bao nhiêu?
-
Tín hiệu ra của cảm biến là 4 – 20mA hay 0 – 10V, (thông thường là loại 4 – 20mA chuyển được sử dụng).
-
Môi trường sử dụng là lưu chất lỏng hay khí? Ở những môi trường này có khả năng ăn mòn cao hay thấp? Nhiệt độ khoảng bao nhiêu?
-
Lưu ý về độ sai số của cảm biến áp suất
-
Thời gian đáp ứng và chỉnh được thông số cảm biến hay không?
-
Kiểu kết nối của cảm biến và nguồn cấp
-
Lựa chọn hãng sản xuất và xuất xứ của cảm biến áp suất như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Maylaysia…
-
Lưu ý về khả năng chịu quá áp và dãy đo áp suất đang dùng.
-
Loại chân kết nối của cảm biến áp suất.
III.Báo giá công tắc dòng chảy, cảm biến áp suất và bảng giá từng loại
Hiện nay chúng tôi chuyên cung cấp các loại công tắc dòng chảy, cảm biến áp suất Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Thai land, Pháp…Cam kết hàng chính hãng uy tín – Chất lượng, bảo hành lên tới 12 tháng đổi trả khi có lỗi do nhà máy sản xuất.
Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được bảng giá công tắc dòng chảy, bảng giá cảm biến áp suất và sự tư vấn hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt, sử dụng từ các chuyên viên kỹ thuật. Ngoài ra quý khách còn nhận được hình ảnh, bản vẽ, catalogue công tắc dòng chảy. Rất hân hạnh được hợp tác và phục vụ quý khách!
XIN CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LẮNG NGHE BÀI VIẾT CỦA CHÚNG TÔI
Xem thêm: Các loại công tắc dòng chảy khác tại đây!
{{{{{{{{{{{{{ CÔNG TẮC DÒNG CHẢY }}}}}}}}}}}}
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn