Cấu tạo đồng hồ đo nước điện tử | Nguyên lý hoạt động
I. Đồng hồ đo nước điện tử là gì?
Đồng hồ đo nước điện tử hay còn gọi là đồng hồ lưu lượng điện tử là thiết bị đo lường được sử dụng cho các hệ thống đường ống dẫn chất lỏng hay chất khí, giúp cho người dùng kiểm soát được lưu lượng của môi chất bên trong đường ống khi biết được các thông số mà đồng hồ đo đạt đươc như tốc độ dòng chảy, lưu lượng tức thời, lưu lượng tổng và áp suất hoạt động. Các thông tin đo được sẽ hiển thị trên màn hình điện tử LCD hoặc LED dễ dàng quan sát dữ liệu.
II. Cấu tạo đồng hồ đo nước điện tử
Đồng hồ đo nước điện tử có cấu tạo khá đơn giảm gồm 2 phần là: Phần bộ đếm sóng (trường từ tính) và phần thân đồng hồ với thiết kế bên trong thân rỗng cho phép chất lỏng đi qua. Cụ thể như sau:
A. Phần bộ đếm sóng - Mặt hiển thị
Mặt hiển thị của đồng hồ nước điện từ được thiết kế 2 dạng khác nhau đó là:
- Đồng hồ đo nước điện tử màn hình rời (có phần thân và mặt hiển thị tách nhau) - Dạng remote.
- Đồng hồ đo nước điện tử màn hình liền (có phần thân và màn hình cùng 1 khối gắn liền với nhau) - Dạng compact
Thông qua màn hình hiển thị giúp cho người dùng có thể quan sát được lưu lượng tức thời, tốc độ dòng chảy, lưu lượng tổng, áp lực và nhiệt độ. Thông thường các loại đồng hồ đo lưu lượng điện tử sẽ có màn hình LCD cho hiển thị dữ liệu với 16 kí tự x 2 dòng. Và sử dụng các đơn vị đo lưu lượng phổ biến như: m3/h, m3/s, lit/s, lít...
B. Phần thân đồng hồ nước điện tử
Được thiết kế phần thân đồng hồ điện từ làm bằng các chất liệu như thép, gang, inox... Phần thân đồng hồ có dạng hình tròn, bên trong thân thiết kế dạng rỗng và không có vật cản bên trong thân. Trong thân đồng hồ có chứa các cuộn dây điện từ để tạo ra từ trường và đo các thông số. Khi được cấp điện từ trường sinh ra trong các cuộn điện và kết nối với bảng mạch điện tử, qua đó xử lý thông tin hiển thị lên màn hình hiển thị.
Một bộ phận khác cũng rất quan trọng đó là gioăng làm kín được làm từ các chất liệu cao su như EPDM, PTFE, FEP... Có khả năng chịu được sự ăn mòn tốt, môi trường có acid và giúp làm kín và ngăn chặn chất lỏng rò rỉ ra môi trường bên ngoài.
Đồng hồ nước điện tử có có 2 dạng kết nối đó là nối ren và kiểu mặt bích với các tiêu chuẩn kết nối thông dụng như JIS 10K, DIN, BS 16, #150... Nên có thể lắp đặt cho nhiều đường ống khác nhau.
III. Đồng hồ đo nước điện tử có nguyên lý hoạt động như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo nước điện tử như sau: khi có chất lỏng bên trong đường ống đi qua thân đồng hồ, lúc này các cuộn điện bên trong thân sẽ phát ra từ trường và điện cực. Khi chất lỏng đi qua thì từ trường bên trong sẽ sinh ra suất điện động cảm ứng (suất điện cảm ứng này có tỉ lệ với vận tốc lưu lượng chảy qua đồng hồ), từ đó mà có thể gửi tín hiệu qua bảng mạch và hiển thị thông tin lên màn hình LED điện tử.
IV. Các loại đồng hồ đo nước điện tử chuyên dụng hiện nay
- Đồng hồ đo nước điện tử 220V
- Đồng hồ đo nước điện tử 24V
- Đồng hồ đo nước điện từ màn hình rời
- Đồng hồ đo nước điện từ màn hình liền
- Đồng hồ đo nước điện tử nối ren
- Đồng hồ đo nước điện tử mặt bích
- Đồng hồ đo nước điện tử Hàn Quốc
- Đồng hồ đo nước điện tử Trung Quốc
- Đồng hồ đo nước điện tử Đài Loan
- Đồng hồ đo nước điện tử Nhật Bản
- Đồng hồ đo nước điện tử inox
- Đồng hồ đo nước điện tử gang
- Đồng hồ đo nước điện tử thép
- Đồng hồ đo nước điện tử Malaysia
Như vậy! Thông qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ được cấu tạo đồng hồ đo nước điện tử và nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện tử. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về loại đồng hồ điện tử này, từ đó giúp cho quá trình lựa chọn, lắp đặt và sử dụng trở nên dễ dàng và hiệu quả. Mọi chi tiết thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp hotline 0965.303.836 hoặc Email: son@cnthuanphat.com để nhận được tư vấn, hỗ trợ 24/24h.
Xem thêm các loại: Đồng hồ đo nước điện tử
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn