Bill of lading là gì? Vận đơn là gì? Nội dung và chức năng
I.Bill of lading là gì? Vận đơn là gì? Nội dung và chức năng
Bill of lading còn có nghĩa tiếng việt là vận đơn. Đây là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, có và xác nhận đầy đủ hàng hóa sau khi đã được nhận hàng. Sau khi vận chuyển hàng sẽ được kiểm tra, bàn giao đầy đủ tới người nhận hàng. Bill of lading là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
II.Nội dung và lưu ý của Bill of lading (B/L)
1.Nội dung của Bill of lading
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bill of lading sau đây:
-
Số vận đơn: Được quy định bởi người phát hành. Điều này giúp chúng ta tra cứu Bill of lading, lô hàng và khai báo hải quan. Số vận đơn còn có chứa các thông tin liên quan đến hãng tàu, logo hãng tàu.
-
Thông tin người gửi hàng: Phải ghi đầy đủ tên, địa chỉ người xuất và nhận hàng.
-
Thông tin người vận hàng: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu.
-
Bên được thông báo: Cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu.
-
Tên tàu vận chuyển: Ghi tên của tàu vận chuyển, mã hiệu mỗi chuyến đi và được thể hiện trên chứng từ.
-
Cảng xếp hàng, cách đóng gói: Tên và địa chỉ cảng hàng và nơi hạ hàng khỏi tàu đều phải được ghi nhận đầy đủ.
-
Số container và số chỉ: Ghi đầy đủ mã số trên container và chỉ số niêm phong để hỗ trợ chi việc xác nhận giao hàng.
-
Thông tin về khối lượng, thể tích: Ghi đầy đủ thông tin về khối lượng hàng, thể tích hàng. Nhằm mục đích phục vụ, tiện lợi cho việc giao nhận hàng và bốc dỡ hàng.
-
Thông tin cước phí: Các loại phí sẽ được ghi rõ và hiển thị số tiền. Hình thức thanh toán.
-
Ngày tháng: Là ngày hàng được bốc lên tàu giao cho đơn vị vận chuyển.
-
Số vận đơn gốc: Thể hiện thông tin được phát hành. Thông thường thì số vận đơn gốc là 3 bản.
-
Phần chữ ký: Chữ ký của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành.
2.Những lưu ý khi sử dụng Bill of lading (B/L)
Để đảm bảo an toàn và thuận lợi trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng, thì quý khách cần lưu ý một số sau đây, mời quý khách tham khảo:
a.Tính pháp lý của vận đơn
Cần phải đảm bảo tính minh bạch, tính pháp lý chắc chắn, chính xác làm căn cứ hợp đồng hai bên. Trong công tác vận chuyển hàng hóa từ người giao đến người nhận hàng.
Căn cứ trên các thông tin ghi trên vận đơn thì các trường hợp không mong muốn sảy ra như: Hư hỏng, mất mát, nhầm hàng…
b.Kiểm tra thông tin của vận đơn
Điều đầu tiên quan trọng nhất là cần kiểm tra và tìm hiểu rõ ràng các thông tin ghi trên vận đơn về các hạn chế sảy ra, kiện, tranh chấp…Tiếp đến là các thông tin về hàng hóa, số lượng hàng, ngày tháng giao dịch tiếp nhận hàng, ký xác nhận…Qua các thông tin trên người nhận hàng sẽ căn cứ vào đó để thực hiện thanh toán hay công nợ…
III.Phân loại và công dụng của vận đơn Bill of lading
Để hiểu rõ hơn về các loại vận đơn và công dụng của từng loại vận đơn Bill of lading. Mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây:
1.Tính căn cứ và sở hữu
Tính căn cứ và sở hữu được chia gồm 2 loại vận đơn đó là: Vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh. Chúng ta tìm hiểu sau đây nhé:
a.Vận đơn đích danh
Thông tin người nhận được thể hiện chi tiết trên vận đơn. Giúp cung cấp thông tin liên quan đến hãng tàu chỉ giao hàng.
b.Vận đơn theo lệnh
Vận đơn theo lệnh bao gồm:
-
Vận đơn giao hàng cho người cụ thể
-
Vận đơn theo lệnh của ngân hàng
-
Vận đơn theo lệnh của người gửi hàng.
***Ngoài ra còn có một loại vận đơn vô danh không ghi thông tin người nhận hàng.
2.Căn cứ theo phê chú
Căn cứ theo phê chú được chia làm 2 loại đó là: Vận đơn sạch và vận đơn không sạch. Chúng ta cùng nhau hiểu rõ hơn sau đây:
a.Vận đơn sạch
Vận đơn sạch được dùng để mô tả các loại hàng hóa ở phía ngoài khi đi biển có chất lượng tốt. Vận đơn sạch có tên chuyên ngành đó là “Clean Bill”.
b.Vận đơn không sạch
Vận đơn không sạch giúp thể hiện thông tin về hàng hóa không phù hợp với hình thức đi biển hoặc chất lượng không được đảm bảo. Vận đơn không sạch còn có tên gọi là “Unclean Bill”.
3.Căn cứ theo pháp lý
Được chia làm hai loại là vận đơn Original và vận đơn copy (B/L). Chúng ta cùng nhau hiểu rõ hơn sau đây:
a.Vận đơn Original
Ta có thể hiểu là vận đơn gốc có ký xác nhận bằng tay và có cả con dấu.
b.Vận đơn copy (B/L)
Đây là bản phụ của vận đơn gốc. Có nội dung giống như vận đơn gốc nhưng không có chứa chữ lý tay trên đó.
4.Căn cứ theo hàng trình và cách thức vận chuyển
Được chia làm 3 loại vận đơn và căn cứ theo cách thức vận chuyển để phân biệt, đó là e loại: Direct B/L, through B/L và multimodal B/L. Chúng ta cùng nhau hiểu rõ hơn sau đây.
a.Direct B/L
Có thể hiểu là vận đơn thẳng tức là hàng hóa sẽ được chuyển từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không cần phải sử dụng quá trình truyền tải.
b.Through B/L
Là loại vận đơn chở suốt thể hiện hàng hóa sẽ chuyển qua một tàu trung gian khác mới tới được địa chỉ dỡ hàng và nhận hàng.
c.Myltimodal B/L
Là loại vận đơn đa thức. Qúa trình vận chuyển được thực hiện qua nhiều phương tiện khác nhau như: Đường bộ, đường thủy, đường hàng không và đường sắt…
5.Căn cứ theo người vận hành
Được chia làm hai loại đó là đơn vị vận chủ phát hành và vận đơn nhà. Chúng ta hiểu rõ hơn sau đây:
a.Đơn vị vận chủ phát hành
Đây là loại vận đơn được gọi là Mester B/L do hãng tàu vận chuyển phát hành ra.
b.Vận đơn nhà
Là loại vận đơn Hosue B/L do bên Forwarder cấp cho đơn vị vận chuyển.
XIN CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ LẮNG NGHE BÀI VIẾT CỦA CHÚNG TÔI
Xem thêm: Các bài viết liên quan đến hàng nhập khẩu.
{{{{{{{{{{{ TIN TỨC THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP }}}}}}}}}}}
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn